Về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông
thôn giai đoạn 2006 - 2010
_______
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số
104/2000/QĐ-TTg ngày 25
tháng 8
năm 2000
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT
ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 -
2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với những nội dung chủ yếu sau:
I.
Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo và phạm vi thực hiện Chương trình
1. Quan điểm.
a) Phát huy nội lực của toàn
xã hội để thực hiện Chương trình, đồng thời phải căn cứ đặc điểm của từng
vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công
nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý,
khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư.
b) Đẩy mạnh công tác xã hội
hoá, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c) Nhà nước có cơ chế, chính
sách hỗ trợ đối tượng nghèo, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc và
vùng đặc biệt khó khăn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Nguyên tắc chỉ đạo.
a) Bảo đảm Chương trình phát
triển bền vững gắn với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo của Đảng và Nhà nước; các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn khi được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo đảm hoạt
động bền vững và phát huy hiệu quả.
b) Ưu tiên cấp nước
tập trung cho những vùng mật độ dân số cao; nâng cấp và mở rộng các công
trình hiện có; tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng đặc biệt khó
khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, núi cao, ven biển, hải đảo.
c) Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quản lý và điều
hành theo quy định của pháp luật.
3. Phạm vi thực
hiện Chương trình: các vùng nông thôn
trên phạm vi cả nước; trước mắt ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng thường xuyên bị khô hạn, khó
khăn về nguồn nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm.
II. Mục tiêu của
Chương trình
Đảm bảo đến cuối năm 2010, Chương trình đạt được các mục tiêu
chủ yếu sau:
1. Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn
09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít
nước/người/ngày.
2. Về vệ sinh môi
trường: 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ
nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
Tất cả các nhà
trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở
nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm.
III. Các giải pháp
chủ yếu
Tiếp tục tổ chức
chỉ đạo thực hiện Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010
cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh xã hội
hóa, phát triển thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
a) Ban hành các cơ
chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của mọi
thành phần kinh tế - xã hội đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn;
b) Huy động sự
tham gia của cộng đồng, đảm bảo công
khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các
công trình, dự án;
c) Tăng cường tính
pháp lý và chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cấp nước sạch
và
vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Đẩy mạnh công
tác thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động sự tham gia của cộng
đồng dân cư.
Các cơ quan quản
lý, các tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm
bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường xuyên cho cộng đồng về
sức khoẻ và vệ sinh môi trường, chính sách liên quan, các hệ thống hỗ trợ
tài chính, các điển hình tiên tiến, khoa học công nghệ, phương thức quản lý
và vận hành công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
Nhà nước khuyến
khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các thành phần kinh tế -
xã hội tham gia hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch
và
vệ sinh môi trường nông thôn.
3. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
Thường xuyên rà
soát, bổ sung, cập nhật kịp thời quy hoạch tổng thể và chi tiết về cấp nước
sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn,
làm cơ sở lập kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Kế hoạch của
Chương trình phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tổng hợp từ cơ
sở, xã, huyện, tỉnh, trung ương, đảm bảo tính khả thi cao.
Tăng cường phân
cấp, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện có hiệu quả
Chương trình.
4. Giải pháp về
khoa học công nghệ.
Đa dạng hóa các
loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã
hội của từng địa bàn, đảm bảo phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hợp
lý nguồn nước bằng các công nghệ phù hợp; nâng cao chất lượng công trình và
chất lượng nước.
Lựa chọn và phát
triển các loại hình nhà tiêu hộ gia đình, trường học, nơi công cộng bảo đảm
hợp vệ sinh, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tập quán, văn hóa của nhân dân địa
phương. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.
Nghiên cứu, xây
dựng thí điểm các mô hình xử lý chất thải làng nghề, chú trọng các làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm.
5. Quản lý
đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình.
Đầu tư xây dựng
công trình trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
đảm bảo đúng mục đích; xây dựng các tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình phù hợp.
Giá dịch vụ được
tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân
làm dịch vụ tự chủ được tài chính.
Người sử dụng dịch
vụ có trách nhiệm trả tiền dịch vụ theo số lượng thực tế và giá quy định.
6.Đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường đào tạo
để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên trong lĩnh
vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở các cấp, trước mắt đào tạo cho nhân
viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng
yêu cầu vận hành công trình; ưu tiên đào tạo công nhân, cán bộ bảo trì, vận
hành tại cơ sở.
7. Mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác
quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ
và huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.
Thiết lập cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng,
linh hoạt để tạo ra một môi trường minh bạch thuận lợi có hiệu quả cho việc
thực thi Chương trình; hoạt động quan hệ đối tác phía Việt nam với các nhà
tài trợ cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
8. Tăng cường các
hoạt động kiểm tra giám sát.
Thiết lập hệ thống
và tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở cả 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện
và xã.
Giám sát và đánh
giá tập trung vào kết quả thực hiện các mục tiêu Chương trình, số lượng,
chất lượng công trình, chất lượng nước bao gồm cả giám sát quá trình thực
hiện từ khảo sát lập dự án, xây dựng, quản lý vận hành. Tăng cường sự tham
gia của cộng đồng đảm bảo minh bạch, công khai dân chủ trong quá trình thực
hiện.
9. Giải pháp về cơ chế quản lý
và điều hành Chương trình
a) Kiện toàn, sắp
xếp hợp lý các tổ chức cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp, đặc
biệt là đơn vị ở cơ sở, thôn, bản;
b) Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ
chức chỉ đạo việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó
phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành
và tổ chức xã hội, đảm bảo Chương trình được tổ chức triển khai thực hiện
một cách hiệu quả từ trung ương đến địa phương;
c) Các Bộ, ngành
tham gia Chương trình có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực được
phân công liên quan đến nhiệm vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
tập trung chỉ đạo thực hiện, xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu
hướng dẫn thực hiện; kiểm tra giám sát; đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
phát triển các tài liệu truyền thông và thực hiện các chiến dịch tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến các bài học kinh
nghiệm;…
d) Ở địa phương:
tập trung vào việc tổ chức thực hiện, đề xuất kế hoạch, quản lý và giám sát,
đào tạo cho các cán bộ cơ sở, huy động cộng đồng, đánh giá thực hiện, báo
cáo, khảo sát thực tế, xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với địa
bàn, tổ chức các hoạt động truyền thông và hướng dẫn kỹ thuật ở các cấp địa
phương đặc biệt là cấp cộng đồng.
IV. Các dự án ưu
tiên của Chương trình giai đoạn 2006 - 2010
1. Đầu tư xây dựng
các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn để đảm bảo thực hiện được mục
tiêu của Chương trình về cấp nước sạch và vệ sinh cho cộng đồng, trường học,
trạm y tế và công trình công cộng ở vùng nông thôn.
2. Nghiên cứu và
hoàn thiện cơ chế chính sách.
3. Lựa chọn và ứng dụng công nghệ về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn.
4. Tăng cường công
tác thông tin - giáo dục - truyền thông.
5. Điều tra, rà
soát quy hoạch và giám sát đánh giá đầu tư Chương trình.
6. Đẩy mạnh công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
7. Tăng
cường hợp tác quốc tế.
Danh mục các nhiệm
vụ, dự án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
V.
Cơ chế tài chính, huy động nguồn lực đầu tư
1.Phát huy nội lực, nhà nước tạo cơ sở pháp lý khuyến khích
sự tham gia của người
dân, các thành phần kinh tế - xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư
cấp nước sạchvà vệ sinh môi trường nông thôn.
Phối hợp lồng ghép với các Chương trình, dự án khác để thu hút vốn thêm
nguồn đầu tư.
2. Trong giai đoạn
2006 - 2010, dự toán tổng mức vốn đầu tư ước tính khoảng 22.600 tỷ đồng,
trong đó, ngân sách trung ương 3.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2.300 tỷ
đồng; viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp 8.100 tỷ đồng; vốn
tín dụng ưu đãi 5.600 tỷ đồng.
Trước mắt, cần sắp
xếp thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư các công trình thật sự cấp bách và phát
huy hiệu quả trên địa bàn theo đúng mục tiêu và tiến độ được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Nguồn vốn đầu tư:
vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp
pháp khác.
VI.Thời gian
thực hiện Chương trình
Chương trình được thực hiện
từ năm 2006 đến hết năm 2010. Giữa
thời gian thực hiện có tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn
thành mục tiêu của Chương trình.
Năm 2010
tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở đó
rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện các mục
tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương.
a) Chỉ đạo quán
triệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;
b) Rà soát, sửa
đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý, điều hành thực hiện Chương trình;
nghiên cứu các giải pháp đ� thực hiện xã hội hoá và hình thành thị trường
nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn;
c) Chỉ đạo xác định cụ thể cơ cấu các nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác kể cả nguồn
vốn ODA và đề xuất giải pháp, chính sách để thu hút các nguồn vốn để thực
hiện Chương trình; đồng thời mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm
tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo
nguồn nhân lực, thông tin, thu hút đầu tư để thực hiện Chương trình nhanh và
bền vững;
d) Tổ chức thanh
tra, kiểm tra và định kỳ, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện
Chương trình;
đ) Định kỳ hàng
năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và đề xuất,
kiến nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền; lập kế
hoạch và nhu cầu kinh phí hàng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
e) Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban chủ nhiệm
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và
quy định quy chế hoạt động của Ban; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các cơ quan liên
quan cử cán bộ tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình.
2. Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Tổ chức chỉ đạo
thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình tại địa phương theo sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên
quan;
b) Thực hiện lồng
ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện
Chương trình có hiệu quả;
c) Huy động các
nguồn lực (ngân sách địa phương, đóng góp của cộng đồng và các nguồn vốn hợp
pháp khác) để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc
lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình theo quy định;
d) Định kỳ báo cáo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện Chương trình.
3. Bộ Tài nguyên
và Môi trường quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước bảo đảm bền vững; chủ
trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên
quan, căn cứ nội dung Chương trình này sắp xếp thứ tự ưu tiên, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện việc xử lý môi trường làng nghề, môi trường nông thôn và các
nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
4. Bộ Y tế hướng
dẫn, phổ biến tiêu chuẩn nước sạch nông thôn và vệ sinh nông thôn; chỉ đạo
các cơ sở y tế về công tác vệ sinh, vệ sinh công cộng, vệ sinh hộ gia đình ở
nông thôn; tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng nước sạch cho
ăn uống và sinh hoạt, vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cộng đồng ở nông thôn.
5. Bộ Giáo dục và
Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao kiến thức về nước sạch và vệ sinh trường
học cho giáo viên, học sinh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu về
cấp nước sạch và vệ sinh ở các trường học, các cơ sở đào tạo.
6. Các Bộ, ngành
khác và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng nhiệm vụ tham gia thực
hiện Chương trình, đặc biệt là tham gia các hoạt động thông tin - giáo dục -
truyền thông, huy động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính tín
dụng để đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý các công trình cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.
7.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào nội dung của Chương trình,
trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ,
ngành, địa phương cân đối, bố trí vốn kế hoạch hàng năm theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, các tổ chức chính trị xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng,
chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung
ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch
nước;
- Hội đồng Dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc
hội;
- Toà án nhân dân
tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà
nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương
của các đoàn thể;
- Học viện Hành
chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các
PCN,
Website Chính phủ,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn
của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn
vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN
(5b). A.
KT. THỦ
TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng
Thuộc tính văn bản:
Số văn bản
277
Ký hiệu
2006/QĐ-TTG
Ngày ban hành
11/12/2006
Người ký
Nguyễn Sinh Hùng
Trích yếu
Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010