BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI __________
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
________________
Số: 41/2011/TT-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011
|
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
23/2009/TT-BGTVT
ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải
quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ
thuật
và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
____________________
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13
tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hoá ngày 21 tháng 7 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày
22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT
1. Sửa đổi Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hồ sơ kiểm tra
1. Hồ sơ kiểm tra đối với xe máy chuyên
dùng nhập khẩu được lập thành 01 bộ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2 của Thông tư này có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản
xuất của từng xe máy chuyên dùng;
b) Bản sao chụp Tờ khai hàng hóa nhập
khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
c) Bản sao chụp Hóa đơn mua bán
(Invoice) hoặc chứng từ tương đương có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
d) Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ
thuật cơ bản của từng loại xe máy chuyên dùng nhập khẩu (bản chính hoặc bản sao
có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu) hoặc Bản đăng ký thông số kỹ thuật
xe máy chuyên dùng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này;
đ) Bản chính giấy chứng nhận chất lượng
(C/Q) của nhà sản xuất cấp đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng nhập khẩu
(nếu có).
2. Miễn nộp tài liệu quy định tại điểm
d khoản 1 Điều này đối với những kiểu loại xe máy chuyên dùng đã được xác nhận
kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm thông báo
trên trang thông tin điện tử của Cục về danh mục kiểu loại xe máy chuyên dùng
được miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật hoặc bản đăng ký thông số
kỹ thuật.”
2. Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 như
sau:
“Điều 4a. Trình tự, cách thức thực
hiện
1. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 bộ hồ
sơ theo quy định và nộp trực tiếp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ
- Nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn
tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại;
- Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì
xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu trong vòng 01 ngày làm việc và thống nhất về
thời gian, địa điểm kiểm tra thực tế.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành
kiểm tra thực tế tại địa điểm đã thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
4. Trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ
ngày kết thúc kiểm tra thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm
Việt Nam sẽ xử lý kết quả kiểm tra và cấp Thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy
chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
nhập khẩu hoặc Thông báo không đạt chất lượng theo quy định tại khoản 1, 2, 3
Điều 6 của Thông tư này.”
3. Sửa đổi Điều 7 như sau:
“Điều 7. Hồ sơ thẩm định thiết kế
Hồ sơ thẩm định thiết kế được lập thành
01 bộ gồm:
1. Giấy đề nghị thẩm định thiết kế xe
máy chuyên dùng theo mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư này.
2. Hồ sơ thiết kế (03 bộ):
a) Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp
gồm có:
- Bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên
dùng; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sản xuất trong
nước; tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống nhập khẩu.
- Bản thuyết minh, tính toán: thuyết minh đặc tính
kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng; tính toán thiết kế xe máy chuyên dùng.
b) Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo gồm có:
- Bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên dùng trước và
sau cải tạo;
- Bản vẽ, tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống
được sử dụng để cải tạo;
- Bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung
cải tạo.”
4. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều
8 như sau:
“4. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Cơ sở thiết kế hoàn thiện hồ sơ thẩm
định thiết kế theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cục
Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ
sơ thẩm định thiết kế, kiểm tra thành phần hồ sơ; nếu chưa đầy đủ thành phần
theo quy định thì hướng dẫn cơ sở thiết kế hoàn thiện lại; nếu hồ sơ thẩm định
thiết kế đầy đủ thành phần theo quy định thì viết giấy hẹn thời gian trả kết
quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện
thẩm định thiết kế: nếu hồ sơ thẩm định thiết kế chưa đạt yêu cầu thì trả lời
bằng văn bản cho cơ sở thiết kế để bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ thẩm định thiết
kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định tại
khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
d) Cơ sở thiết kế nhận kết quả trực tiếp tại
trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 như sau:
“ 1. Hồ sơ kiểm tra
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị kiểm tra xe máy chuyên dùng theo
mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp
ráp đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định;
- Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu xe máy chuyên dùng
sản xuất, lắp ráp của cơ sở sản xuất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
6. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3
Điều 9 như sau:
“ 4. Trình tự, thời gian và cách thức
thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy
định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra
thành phần hồ sơ: nếu chưa đầy đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ
chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì viết
giấy hẹn về thời gian và địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực
tế xe máy chuyên dùng
sản xuất, lắp ráp: nếu không đạt thì thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân
khắc phục; nếu đạt thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường xe máy chuyên dùng
sản xuất, lắp ráp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
d) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
sản xuất, lắp ráp được cấp cho tổ chức, cá nhân
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
kết thúc kiểm tra đạt yêu cầu.
đ) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại
trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
7. Sửa đổi khoản 1 Điều 10 như sau:
“ 1. Hồ sơ kiểm tra
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị kiểm tra xe máy chuyên dùng theo
mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư này;
- Tài liệu thiết kế xe máy chuyên dùng cải tạo đã
được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định;
- Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu xe máy chuyên dùng
cải tạo của cơ sở sản xuất, cải tạo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
8. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3
Điều 10 như sau:
“ 4. Trình tự, thời gian và cách thức
thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy
định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra
thành phần hồ sơ: nếu chưa đầy đủ thành phần theo quy định thì hướng dẫn tổ
chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì viết
giấy hẹn về thời gian và địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng cải tạo.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực
tế xe máy chuyên dùng
cải tạo: nếu không đạt thì thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân khắc phục;
nếu đạt thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe máy chuyên dùng cải tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
d) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
cải tạo được cấp cho tổ chức, cá nhân
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
kết thúc kiểm tra đạt yêu cầu.
đ) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại
trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
9. Sửa đổi Điều 12 như sau:
“Điều 12. Hồ sơ kiểm tra
1. Hồ sơ kiểm tra lần đầu bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Sổ kiểm tra an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là Sổ kiểm
định) do chủ sở hữu xe máy chuyên dùng làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của
Thông tư này.
b) Một trong các tài liệu sau đây:
- Bản chính Thông báo miễn kiểm tra;
- Bản chính Giấy chứng nhận xe nhập khẩu;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp
ráp, cải tạo;
- Bản sao chụp tài liệu kỹ thuật có giới thiệu
bản vẽ tổng thể và tính năng kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng hoặc bản
đăng ký thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng do tổ chức, cá nhân lập (đối với xe
máy chuyên dùng chưa được cấp Thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy chứng nhận xe
nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp, cải tạo).
2. Hồ sơ kiểm tra định kỳ bao gồm:
a) Giấy đề nghị kiểm tra đối với xe máy
chuyên dùng yêu cầu kiểm tra ngoài địa điểm của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy
định tại Phụ lục 14 của Thông tư này;
b) Sổ kiểm định (để xuất trình);
c) Giấy đăng ký xe máy chuyên dùng do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (để xuất trình).”
10. Bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12
như sau:
“Điều 12a. Trình tự, cách
thức thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 bộ hồ
sơ kiểm tra theo quy định và nộp trực tiếp cho đơn vị đăng kiểm.
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra
hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ
sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết Giấy hẹn kiểm tra
thực tế.
3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra
thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: Nếu không đạt thì trả lời tổ
chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường theo quy định.
4. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và
nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm.”
11. Sửa đổi, bổ sung các Phụ lục như
sau:
a) Sửa đổi Phụ lục 2. Mẫu Giấy đăng ký
kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng
nhập khẩu.
b) Bổ sung các Phụ lục 11, 12 , 13 và
14:
- Phụ lục 11. Mẫu Bản Đăng ký thông số kỹ thuật
xe máy chuyên dùng nhập khẩu;
- Phụ lục 12. Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết
kế/kiểm tra xe máy chuyên dùng;
- Phụ lục 13. Mẫu giấy đề nghị cấp Sổ kiểm tra an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
- Phụ lục 14. Mẫu giấy đề nghị kiểm tra an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 19/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra
Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng
Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ
quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh,
TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng
Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát
thủ tục hành chính (VPCP);
- Cục Kiểm tra
văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính
phủ, Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHCN. |
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Hồ Nghĩa Dũng |