Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 22° - 24° icon
  • Lai Châu 19° - 21° icon
  • Điện Biên 21° - 23° icon
  • Sơn La 19° - 21° icon
  • Hòa Bình 22° - 24° icon
  • Lào Cai 22° - 24° icon
  • Yên Bái 22° - 24° icon
  • Hà Giang 20° - 22° icon
  • Tuyên Quang 22° - 24° icon
  • Bắc cạn 24° - 26° icon
  • Thái Nguyên 24° - 26° icon
  • Phú Thọ 22° - 24° icon
  • Vĩnh Phúc 23° - 25° icon
  • Cao Bằng 19° - 21° icon
  • Lạng Sơn 20° - 22° icon
  • Quảng Ninh 23° - 25° icon
  • Bắc Giang 22° - 24° icon
  • Bắc Ninh 23° - 25° icon
  • Hải Phòng 22° - 24° icon
  • Hà Nội 22° - 24° icon
  • Hải Dương 23° - 25° icon
  • Hưng Yên 22° - 24° icon
  • Nam Định 22° - 24° icon
  • Hà Nam 23° - 25° icon
  • Ninh Bình 23° - 25° icon
  • Thái Bình 22° - 24° icon
  • Thanh Hóa 22° - 24° icon
  • Nghệ An 24° - 26° icon
  • Hà Tĩnh 24° - 26° icon
  • Quảng Bình 26° - 28° icon
  • Quảng Trị 26° - 28° icon
  • Huế 24° - 26° icon
  • Đà Nẵng 25° - 27° icon
  • Quảng Nam 25° - 27° icon
  • Quảng Ngãi 26° - 28° icon
  • Bình Định 28° - 30° icon
  • Phú Yên 28° - 30° icon
  • Khánh Hòa 28° - 30° icon
  • Ninh Thuận 27° - 29° icon
  • Bình Thuận 27° - 29° icon
  • Kon Tum 24° - 26° icon
  • Gia Lai 23° - 25° icon
  • Đắc Lăk 24° - 26° icon
  • Đắc Nông 23° - 25° icon
  • Lâm Đồng 19° - 21° icon
  • Bình Phước 24° - 26° icon
  • Tây Ninh 25° - 27° icon
  • Đồng Nai 25° - 27° icon
  • Bình Dương 25° - 27° icon
  • Hồ Chí Minh 25° - 27° icon
  • BR-Vũng Tàu 26° - 28° icon
  • Long An 25° - 27° icon
  • Tiền Giang 25° - 27° icon
  • Vĩnh Long 26° - 28° icon
  • Bến tre 26° - 28° icon
  • Đồng Tháp 25° - 27° icon
  • Trà Vinh 26° - 28° icon
  • An Giang 26° - 28° icon
  • Cần Thơ 26° - 28° icon
  • Hậu Giang 26° - 28° icon
  • Sóc Trăng 27° - 29° icon
  • Kiên Giang 28° - 30° icon
  • Bạc Liêu 27° - 29° icon
  • Cà Mau 27° - 29° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
Dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

(14-10-2022)

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.  Xem toàn văn
Các file đính kèm
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách các góp ý
Bùi Thị Thanh Hương- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái - 12/11/2022 04:19
Địa chỉ: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái
Số điện thoại: 0982695557
Email: thanhhuongytv@gmail.com
Góp ý dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Ngày 14/10/2022 Dự thảo 2 Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được công bố trên Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, Đài PTTH Yên Bái là đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Nghị định. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi có một số  ý kiến cụ thể như sau:

1.Về phạm vi điều chỉnh : Tại Điều 1 Chương I Dự thảo 2 Nghị định quy định “Nghị định này quy định về chế độ nhuận bút, thù lao đối với việc sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí (gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), xuất bản phẩm.”

Phạm vi điều chỉnh quy định như trên rất dễ dẫn đến việc hiểu sai về đặc thù của sản phẩm báo chí do việc đánh giá một tác phẩm báo chí như thế nào là sáng tạo hay không sáng tạo thì phải do hội đồng chuyên môn thẩm định và khi các cơ quan chức năng thẩm định có thể hiểu sai rằng nếu tác phẩm nào không có sự sáng tạo thì tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả… không được hưởng nhuận bút, thù lao . Do vậy đề nghị thay thế từ “sáng tạo” bằng từ “thực hiện” trong nội dung của phạm vi điều chỉnh của Nghị định

2.Về đối tượng áp dụng: Tại Điều 2 Chương I Dự thảo 2 Nghị định quy định “Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.”

Đối tượng áp dụng Nghị định nên được cụ thể hóa hơn nữa tương tự như quy định tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP và bỏ từ “sáng tạo” trong quy định do khái niệm “sáng tạo” sẽ làm khó cho đơn vị trực tiếp áp dụng.

Nếu mỗi một tác phẩm báo chí ra đời đều là “sáng tạo” của tác giả và những người có liên quan thì cần nêu rõ khái niệm “sáng tạo” trong phần giải thích từ ngữ hoặc nên thay thế  toàn bộ từ “ sáng tạo” bằng từ “ thực hiện” trong Nghị định để tránh việc hiểu sai của đơn vị trực tiếp áp dụng Nghị định hoặc cơ quan có chức năng khi thanh kiểm tra.

3.Về nội dung của Nghị định:

3.1 Đối tượng hưởng thù lao:

Đối với thể loại báo in, báo điện tử tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Chương II Dự thảo 2 Nghị định quy định: “2.Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm báo chí được trả thù lao; 3. Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí được trả thù lao.”

Đối với thể loại báo nói, báo hình tại Khoản 4 Điều 8 chương III Dự thảo 2 Nghị định quy định : “4. Lãnh đạo cơ quan báo nói, báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.”

Đề nghị bổ sung Khoản 4 Điều 8 chương III Dự thảo 2 Nghị định thêm đối tượng hưởng thù lao cho thể loại báo nói và báo hình tương tự như thể loại báo in, báo điện tử như sau: “Những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí được trả thù lao; 3. Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thực hiện tác phẩm báo chí được trả thù lao.”

Đây là một trong những hạn chế của nội dung Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng hưởng thù lao cho thể loại báo nói và báo hình. Cùng là cơ quan báo chí nhưng thể loại báo in và báo điện tử thì có quy định cho bộ phận có liên quan còn báo nói báo hình thì không có, vì vậy gây khó khăn cho các cơ quan báo chí trong cơ chế chi trả thù lao cho các đối tượng liên quan trong dây chuyền sản xuất tác phẩm phát thanh,truyền hình

Đặc thù của loại hình báo chí phát thanh, truyền hình là sản xuất tác phẩm chương trình theo ekip, dây chuyền. Rất nhiều thể loại chương trình, tác phẩm phát thanh truyền hình đòi hỏi các vị trí nhân lực khác nhau mới có thể tổ chức sản xuất được như : Tổ chức bối cảnh, chủ nhiệm phim, liên hệ phụ trách khách mời.... Vì vậy nên mở rộng đối tượng hưởng thù lao nhuận bút giống như báo in, báo điện tử được chi trả thù lao, nhuận bút cho những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.

3.2 Quy định về nhuận bút

Tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định quy định “Đối với cơ quan báo nói, báo hình tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung do Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định”

          Theo Điều 9 Chương I Nghị định 60/2021/NĐ-CP về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công thì có 4 nhóm :

Nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.

Nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công bảo đảm một phần chi thường xuyên.

Nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

          Như vậy theo Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định mới chỉ quy định cho đơn vị sự nghiệp công thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2, còn chưa có nội dung quy định cho đơn vị thuộc Nhóm 3 và Nhóm 4.

          Đề nghị thay thế cụm từ “bảo đảm chi phí hoạt động” bằng cụm từ “bảo đảm chi thường xuyên” cho thống nhất với khái niệm đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2 theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

          Bên cạnh đó khái niệm về “ mức bình quân chung” tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định chưa được giải thích trong Điều 3 Chương I Dự thảo 2 Nghị định quy định về “Giải thích từ ngữ” và thực tế khi xây dựng quy định về định mức chi nhuận bút thù lao áp dụng tại đơn vị nếu đưa khái niệm “ mức bình quân chung” vào là không hợp lý. Hiện nay tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khả năng cân đối ngân sách nhà nước để cơ quan quản lý giao nhiệm vụ, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công cho cơ quan báo chí, do vậy thực tế là khi xây dựng đơn giá sản xuất chương trình trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật mà Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì việc tính đúng tính đủ các thành phần chi phí cấu thành trong đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công là không thống nhất trên cả nước. Do đó việc xây dựng quy định chi trả thù lao nhuận bút thực tế không nên dựa trên mức bình quân chung.

Do vậy đề nghị bỏ cụm từ “ mức bình quân chung” tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định.

Mặt khác tại Khoản 3 Điều 12 Chương II Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định “3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: a) Đối với các nội dung chi đã có định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường địa bàn địa phương của đơn vị sự nghiệp công và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước;

b) Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”

Trong khi đó tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định đều quy định về mức chi nhuận bút, thù lao là “Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định”. Nội dung này mâu thuẫn với Khoản 3 Điều 12 Chương II Nghị định 60/2021/NĐ-CP, không thể hiện được nội dung tự chủ tài chính mà Nghị định 60/2021/NĐ-CP muốn hướng tới cho các đơn vị nhóm 1 nhóm 2.

Một vấn đề thực tế là định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng dựa trên thực tế khảo sát mô hình tổ chức cũng như quy trình hoạt động của một số đơn vị, cơ quan báo chí tiêu biểu. Do đó nếu dùng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở để xây dựng định mức chi nhuận bút thù lao cho tất cả các cơ quan báo chí là rất bất cập.

Ví dụ: Thể loại Bản tin truyền hình trong nước ghi hình phát sau:

Thời lượng: 30 phút

Tỷ lệ khai thác là 0%

Trị số định mức cho 1 phát thanh viên hạng III ( Theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT) : 0,21 công tương đương với Chi phí cho phát thanh viên (nhân công trực tiếp) quy đổi là : 61.442 đồng (Sáu mươi mốt nghìn, bốn trăm bốn mươi hai đồng ). Như vậy nội suy cho 1 công phát thanh viên hạng III là =292.580 đồng/công

Thực tế Phát thanh viên hàng III tại Đài PTTH Yên Bái hệ số lương : 4,98;(Lương theo hệ số tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/20224) ; hệ số khu vực là 0,2; lương hệ số thực nhận sẽ bằng = ( 4,98+0,2)x 1.490.000 đồng = 7.718.200 đồng ( Bẩy triệu, bẩy trăm mười tám nghìn, hai trăm đồng chẵn). Quy đổi về công ngày = 7.718.200 đồng/22 công= 350.827 đồng/công

Như vậy nếu quy định rằng “việc trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung do Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định”thì cụ thể trường hợp phát thanh viên hàng III hệ số lương 4,98 Đài PTTH Yên Bái sẽ không thể chi trả đủ lương ngạch bậc theo hệ số cho viên chức của đơn vị mình chưa tính gì đến việc hưởng thù lao theo quy định.

Đề nghị bỏ nội dung quy định:| “không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật”  tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định để tránh vướng mắc cho cơ quan báo chí đang trực tiếp quản lý và chi trả lương hệ số, nhuận bút, thù lao cho cán bộ viên chức.

Để phù hợp với tinh thần thực hiện Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đề nghị Ban soạn thảo Dự thảo 2 Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản sửa nội dung tại Khoản 2 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định sửa thành “Đối với cơ quan báo nói, báo hình tự bảo đảm chi thường xuyên, việc trả nhuận bút, thù lao do Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào số lượng, chất lượng, thể loại , tỷ lệ khai thác và tổng nguồn kinh phí tự chủ đảm bảo phù hợp với cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm tại đơn vị”

3.3 Những quy định khác

Tại khoản 4 Điều 7 Chương II Dự thảo 2 Nghị định quy định với báo in, báo điện tử: “4. Những quy định khác:

a) Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40 - 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

b) Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

c) Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm 30 - 50% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.

d) Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại.

đ) Đối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

e) Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.

g) Thù lao đối với người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí do Tổng biên tập quyết định dựa trên mức đóng góp vào việc sáng tạo tác phẩm”

Đề nghị bổ sung những quy định khác này tương tự cho Khoản 3 Điều 9 Chương III Dự thảo 2 Nghị định cho nhuận bút thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình.

4. Một số ý kiến khác:

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá sản xuất chương trình để thống nhất các thành phần chi phí cấu thành trong đơn giá giữa các đơn vị và các địa phương trên cả nước tránh tình trạng mỗi địa phương áp dụng phương pháp xây dựng đơn giá khác nhau.

 Hiện nay Đơn giá sản xuất chương trình PTTH của Đài PTTH Yên Bái là đơn giá chưa được tính đúng tính đủ các thành phần chi phí, do điều kiện kinh phí của địa phương còn hạn hẹp nên khi xây dựng đơn giá sản xuất chương trình PTTH đã phải cắt giảm một số chi phí hợp lý và không có chênh lệch thu chi. Do vậy khi áp dụng đơn giá đặt hàng dịch vụ công với nguồn kinh phí chi thường xuyên để ký hợp đồng tuyên truyền với các cơ quan đơn vị thực hiện sản xuất các chương trình khác sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh (thông qua các hợp đồng sản xuất chương trình tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình) hầu hết đều là các chương trình có yêu cầu rất cao về chất lượng nội dung, phải sử dụng nhiều thiết bị kỹ thuật đặc thù (fly cam; steadicam; gimble; các thiết bị âm thanh, ánh sáng bổ trợ, thiết bị dựng kỹ xảo, đồ họa mô phỏng, vv...), nằm ngoài danh mục sản phẩm giao nhiệm vụ, đặt hàng hằng năm của tỉnh. Các chương trình này đều thực hiện theo nhu cầu của đơn vị hợp đồng tuyên truyền có yêu cầu cao về chất lượng nội dung,  đặc biệt về kỹ thuật, đồ họa... cho nên khó áp dụng đơn giá không kết cấu đủ các thành phần chi phí, gây khó khăn cho việc gia tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.

Nghị định nên mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các sản phẩm thông tin có tính chất báo chí cho phù hợp với nhu cầu và xu thế tuyên truyền trên các nền tảng số hiện nay: Youtube; fanpage; OTT…

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái sau khi nghiên cứu Dự thảo 2 Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Qua thực tế triển khai xây dựng đơn giá đặt hàng dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đơn vị gặp một số vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện. Đài PTTH Yên Bái kính đề nghị Quý cơ quan tổng hợp ý kiến đóng góp  tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị nói riêng và lĩnh vực báo chí xuất bản nói chung.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Thu gọn
Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên - 29/10/2022 16:08
Địa chỉ: 164 Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: 02213863517
Email: lynguyen.hytv@gmail.com
Góp ý dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của Nghị định. Vì vậy, sau khi nghiên cứu Dự thảo thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP về nhuận bút đăng trên Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, chúng tôi có một số ý kiến sau: Tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP về nhuận bút có ghi: "1. Nhuận bút, thù lao được tính trong chi phí cấu thành đơn giá của từng thể loại trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình…". Tuy nhiên nội dung định mức trong Thông tư 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT chưa rõ nhuận bút, thù lao tính vào khoản mục chi phí nào khi lập đơn giá? (Tính vào khoản mục “chi phí trực tiếp khác” hay đã nằm trong định mức “hao phí nhân công”?). Thực tế cho thấy cần bổ sung chi phí nhuận bút, thù lao vào định mức kinh tế kỹ thuật trong Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT để xây dựng đơn giá, vì đối với cơ quan báo chí thì nhuận bút, thù lao là chi phí trực tiếp, cơ bản, trọng yếu để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí, là tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm báo chí theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP. Nhưng trong Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT không quy định rõ ràng nhuận bút, thù lao được tính trong đơn giá do đó trong quá trình xây dựng đơn giá trình thẩm định ở các địa phương gặp nhiều khó khăn; có tỉnh thì vận dụng vào nhóm “chi phí trực tiếp khác”, có tỉnh thì không chấp nhận chi phí thù lao, nhuận bút và cho rằng trùng với chi phí nhân công đã quy định trong định mức. Trong khi, Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định các đối tượng chỉ được hưởng nhuận bút, thù lao sau khi đã trừ định mức lao động, tức là đã không trùng với chi phí nhân công của Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT. Do vậy, để xây dựng đơn giá đặt hàng phù hợp hoàn chỉnh cần bổ sung sửa đổi những bất cập về định mức trong Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT. Vì nếu không tính nhuận bút, thù lao vào đơn giá đặt hàng thì các cơ quan báo nói, báo hình phải gánh chi phí rất lớn, không đủ kinh phí chi trả nhuận bút, thù lao nếu không được tính vào đơn giá và Nghị định sửa đổi nhuận bút sẽ rất khó thực hiện. *Hiện nay Bộ định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 là rất thấp và có nhiều bất hợp lý và bởi thế mặc dù thông tư Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ban hành đã rất lâu nhưng hiện nay hầu hết các Đài PTTH tỉnh đang không thực hiện đặt hàng dịch vụ công được. Do vậy khi Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP được ban hành như nội dung Dự thảo tức là Nghị định 18/2014/NĐ-CP hết hiệu lực thì các Đài (hiện đang thực hiện cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên) sẽ không được ban hành mức chi cao hơn hoặc thấp hơn, sẽ không có căn cứ để chi nhuận bút và thù lao ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các Đài. Sản phẩm báo chí là sản phẩm của ý tưởng, của sáng tạo, của phát hiện, sự dấn thân điều tra, phát hiện các vụ việc tiêu cực trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng, của dự báo, cảnh báo, phản biện và đề xuất giải pháp cho cả hệ thống chính trị. Định mức nhân công xây dựng trong Thông tư 03/2018/TT-BTTT rất thấp chưa đủ trang trải chi phí tiền lương. Thực tế trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực tại các Đài cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Ví dụ 1: Theo Thông tư 03/2018/TT-BTTT phần II Định mức hao phí nhân công sản xuất Bản tin thời sự truyền hình thời lượng 20 phút: “… Phóng viên hạng 3/9: 7,47 công Quay phim viên hạng 3/9: 5,35 công… ---------- Cộng tổng : 12,82 công” Bản tin thời sự là chương trình lá trầu mặt của các Đài. Phần kết cấu 1 bản tin Thời sự 20 phút có 8 tin và 3 phóng sự. Kíp làm 01 phóng sự có thể 2 quay ( flycam, quay camera thường, đạo diễn hình ảnh) và phóng viên viết. Thông thường buổi sáng phóng viên đi lấy tin, buổi chiều về phối hợp kỹ thuật chọn, cắt gọt hình ảnh, dựng tin. Như vậy mỗi bản tin ít nhất tốn: 8 tin x 2 công phóng viên + 3 phóng sự x 3 công phóng viên = 25 công lao động Đài phải trả lương để quay và viết/ ngày. Trong khi định mức để nhà nước đặt hàng công quay và viết theo diễn giải ở trên tối đa là 12,82 công (chỉ bằng 51% định mức thực tế các Đài đang áp dụng). Ví dụ 2: Bản tin 5 phút nhân công phóng viên hạng 3 – bậc 3/9 cho chương trình mới không khai thác mức cao nhất là 318.995 đồng. Phát thanh viên hạng 3 – bậc 5/10 nhân công là 2.262 đồng. Kỹ thuật viên bậc 6/12 nhân công là 2.926 đồng. Định mức nhân công này là rất thấp nếu phải trả cho cả hai khoản lương cộng với nhuận bút thù lao thì rất bất cập, mà những người này phải trừ định mức lao động mới được chi trả nhuận bút và chưa kể những tin bài cần khuyến khích mức nhuận bút cao như: tin bài điều tra, tin bài hay... Dự thảo Nghị định thay thế có ghi: “Đối với cơ quan báo nói, báo hình tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung do Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định”. Nghị định 18/2014/NĐ-CP về nhuận bút hiện hành có phân loại chất lượng tác phẩm để khuyến khích sự sáng tạo. Tuy nhiên nếu định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định mà thấp thì khi đó một mặt Đài sẽ không có nguồn để “trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung” và mặt khác lại “không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định” như vậy sẽ không khuyến khích tác phẩm chất lượng dẫn đến thui chột sự sáng tạo của đội ngũ những người làm báo hình vốn rất vất vả. Theo dự kiến năm 2023 nếu không chi lương theo Nghị quyết 27 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng. Nhuận bút, thù lao sẽ tính theo định mức kinh tế kỹ thuật Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT không còn được tính như Nghị định 18/2014 /NĐ-CP cũ, chi 1 hệ số nhuận bút bằng 10% mức lương cơ sở. Dự thảo sửa đổi có ghi mức chi nhuận bút thù lao không vượt quá chi phí nhân công định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định, nhưng chi phí nhân công trong định mức lại đang rất thấp, chi phí nhân công bao gồm cả tiền lương + nhuận bút (nếu nhuận bút không được bổ sung thêm vào khoản mục chi phí trực tiếp khác của Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT). Như vậy việc tăng mức lương để cán bộ công chức bớt khó khăn nhưng với các cơ quan báo chí việc tăng mức lương cơ bản mà định mức kinh tế kỹ thuật Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 09/2020/TT-BTTTT không tăng thì lại không có tác dụng gì. Vậy, Đài PTTH Hưng Yên xin có một số kiến nghị sau: 1) Cần nhanh chóng sửa đổi Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT về định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình và ban hành cùng thời điểm với việc thay thế Nghị định 18/2014 /NĐ-CP về nhuận bút để đồng nhất trong việc tính giá đặt hàng của các Đài Phát thanh và Truyền hình. 2) Cần tăng định mức Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT như sau: -Tất cả các thể loại lên 50%- 70%. -Thể loại Tọa đàm thêm 100%. - Riêng thể loại phóng sự điều tra là thể loại đặc biệt tăng thêm 150%. - Phim Tài liệu truyền hình cần nâng thêm 200% vì hiện các Đài tỉnh rất khó sản xuất. - Cần bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất chương trình ca nhạc, văn nghệ, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế, cầu phát thanh, cầu truyền hình, câu chuyện truyền thanh, sân khấu truyền thanh … 3) Đề nghị bổ sung điều 9 Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP về nhuận bút như sau: "1. Nhuận bút, thù lao là khoản chi phí hợp lý được tính vào cấu thành đơn giá sản xuất chương trình phát thanh truyền hình (khoản mục: các chi phí trực tiếp khác trong định mức kinh tế kỹ thuật) và không nằm trong chi phí nhân công…". Có như vậy khi các Đài tính giá đặt hàng sẽ có cơ sở tập hợp chi phí nhuận bút thù lao thực tế bình quân thực hiện 3 năm gần nhất vào đơn giá đặt hàng. 4) Đề nghị bổ sung vào Điều 13 Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP như sau: “Điều 13. Hiệu lực thi hành … các đơn vị chưa xây dựng đơn giá đặt hàng vẫn chi nhuận bút theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP cho đến khi thực hiện đặt hàng … ”. 5) Tại mục Khoản 4, Điều 8 đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao dự thảo nghị định có ghi “Lãnh đạo cơ quan báo nói, báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao”. Tuy nhiên, sản phẩm báo chí phát thanh truyền hình là sản phẩm tập thể mang tính dây truyền đồng bộ tất cả các khâu từ trực tiếp đến gián tiếp đều phải tham gia mới xây dựng được một tác phẩm phát sóng hoàn chỉnh. Các bộ phận trong cơ quan đều tham gia từ khâu quản lý phóng viên, chuyển văn bản, đánh máy, phô tô, tính nhuận bút, làm hợp đồng đặt hàng, tính giá thành, lưu trữ tư liệu truyền hình, quản trị mạng kỹ thuật, kỹ thuật điện, quản lý kho và bảo dưỡng máy camerra, kỹ thuật truyền dẫn phát sóng … Do vậy nên bổ sung thêm đối tượng hưởng thù lao nhuận bút vào khoản 4, Điều 8 Nghị định mới nội dung sau: “… những người thuộc các phòng ban tham gia gián tiếp vào dây truyền sản xuất chương trình phát thanh truyền hình được trả thù lao …” Kính mong Quý cơ quan giúp tổng hợp ý kiến góp ý.
Thu gọn
Nguyễn Thị Thu Hà - 24/10/2022 17:39
Địa chỉ: Thành phố Hưng Yên
Số điện thoại: 0812083309
Fax: 02213864543
Email: hoaihytv@gmail.com
GÓP Ý NGHỊ ĐỊNH CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT BÁO TRUYỀN HÌNH
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Tại Dự thảo có ghi: "1. Nhuận bút, thù lao được tính trong chi phí cấu thành đơn giá của từng thể loại trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình. 2. Đối với cơ quan báo nói, báo hình tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút, thù lao cao hơn mức bình quân chung do Tổng Giám đốc/Giám đốc quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, nhưng không vượt quá định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước quy định". Tuy nhiên hiện nay Bộ định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 rất thấp và có nhiều bất hợp lý vì thế mặc dù thông tư Thông tư 03/2018/TT-BTTTT ban hành đã rất lâu nhưng hiện nay hầu hết các Đài hầu hết đang không thực hiện đặt hàng dịch vụ công được.Nghị định về nhuận bút hiện hành có phân loại chất lượng tác phẩm để khuyến khích sự sáng tạo nhưng cách tính giá trong Thông tư 03/2018/TT-BTTTT không thể hiện nội dung này mà chỉ tính định mức một cách máy móc đơn thuần. Như vậy sẽ dẫn đến thui chột sự sáng tạo của đội ngũ những người làm báo hình rất vất vả. Kiến nghị: 1/ Cần nhanh chóng sửa đổi Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT về định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh. 2/Tại điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo đề nghị ghi rõ: các cơ quan báo chí được tiếp tục vận dụng thực hiện theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP cho đến khi có quyết định đặt hàng dịch vụ công của cơ quan chủ quản.
Thu gọn
Đặng Trung Kiên - 17/10/2022 15:48
Địa chỉ: Kế toán trưởng Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0983279128
Email: kienthvp@gmail.com
Đối tượng hưởng thù lao của cơ quan Đài TH
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Các bộ phận hành chính như kế toán, lái xe, văn thư là một bộ phận trong cơ quan báo hình, cùng tạo nên các tác phẩm báo hình thì Nghị định phải đưa hưởng thù lao mới đúng đề nghị đưa nội dung này vào Nghị định
Thu gọn
NGUYỄN KHOA NA - 17/10/2022 11:22
Địa chỉ: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế
Số điện thoại: 0989437789
Email: nguyenkhoana@yahoo.com
Thù lao cho những người phục vụ khác trong cơ quan báo chí
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Đề nghệ quy định rõ các đối tượng khác trong cơ quan báo chí như hành chính, kế toán có được hưởng thù lao hay không?
Thu gọn
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.chinhphu.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.