Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
(30-06-2023)
Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Bộ Tư pháp - 04/05/2024 11:00 Bộ Tư pháp tiếp thu, giải trình góp ý Xem chi tiếtNội dung góp ý: Bộ Tư pháp đã có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Mời bạn đọc xem báo cáo giải trình tại văn bản kèm theo. Thu gọn
|
Hội Công chứng viên tỉnh Lào Cai - 15/08/2023 15:01 Ý kiến tham gia dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Xem chi tiếtNội dung góp ý: Báo cáo tổng hợp ý kiến dự thảo Luật Công chứng tại văn bản kèm theo Thu gọn
|
Vũ Thị Thúy - 31/07/2023 17:10 Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Công chứng Xem chi tiếtNội dung góp ý: 1. Điều 43. Thời hạn công chứng
- Nhận xét:
+ Thời hạn công chứng vẫn cần được quy định một mức tối đa như trong luật hiện hành. Điều này sẽ tránh được tình trạng ảnh hưởng đến công việc của người yêu cầu công chứng khi bị kéo dài thời hạn.
+ Những văn bản công chứng đa phần là những văn bản chính thống, có dấu đỏ nên việc xác minh các văn bản này là không phức tạp và cần quá nhiều thời gian. Thêm vào đó, hiện nay đã có cơ sở dữ liệu quốc gia để lưu giữ, tra cứu nên việc xác minh thuận tiện và nhanh chóng hơn so với thời điểm trước. Do đó, thời hạn công chứng tối đa đối với những việc phức tạp hơn nên rút ngắn là không quá 5 ngày làm việc.
- Đề xuất: Sửa khoản 2 như sau:
"2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 5 ngày làm việc."
2. Điều 68. Cấp bản sao văn bản công chứng
- Nhận xét: Trong một số trường hợp thông tin trên giấy tờ cần công chứng bị mờ do đã được ban hành đã lâu hoặc do việc lưu giữ dẫn đến cơ sở công chứng không thực hiện việc công chứng cho người yêu cầu. Trong trường hợp này, trụ sở công chứng cần có biện pháp hỗ trợ tra cứu, đối chứng với cơ quan chức năng hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia để có thể công chứng cho người yêu cầu công chứng.
- Đề xuất: Bổ sung:
"4. Trong trường hợp thông tin trên giấy tờ bản chính bị mờ, không rõ nét thì công chứng viên xác thực bản chính đó. Nếu thông tin là chính xác thì thực hiện việc công chứng cho người yêu cầu công chứng." Thu gọn
|
TRẦN THỊ THU HẰNG - 22/07/2023 08:29 Góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Xem chi tiếtNội dung góp ý: Công chứng viên Trần Thị Thu Hằng, Thành phố Hồ Chí Minh góp ý dự thảo Luật Công chứng sửa đổi tại văn bản kèm theo. Thu gọn
|
Nguyễn Thị Kiều Oanh - 21/07/2023 15:58 Góp ý sửa đổi, bổ sung khoản 7, Điều 41 dự thảo Xem chi tiếtNội dung góp ý: Theo quy định tại khoản 7, Điều 41 dự thảo Luật Công chứng: "Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng đã xuất trình bản chính khi nộp hồ sơ yêu cầu công chứng. Công chứng viên ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch".
Như vậy, có thể hiểu, khi người yêu cầu công chứng đã xuất trình bản chính các giấy tờ quy định thì khi công chứng viên ghi lời chứng và tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch thì người yêu cầu công chứng không cần cung cấp bản chính các giấy tờ quy định. Điều này sẽ dẫn đến phát sinh vấn đề trong trường hợp thời điểm người yêu cầu công chứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch và thời điểm công chứng viên ghi lời chứng, công chứng hợp đồng, giao dịch không cùng một thời điểm mà có thể cách nhau một khoảng thời gian nhất định thì công chứng viên không thể kiểm soát được thời điểm công chứng giấy tờ đó có còn hợp lệ hay không, có còn hay là đã mất, thất lạc,...
Đây là điểm bất cập mà theo nhìn nhận cá nhân tôi cảm thấy chưa phù hợp với thực tiễn nên kính mong quý cơ quan có thể xem xét và có sự sửa đổi để phù hợp.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Thu gọn
|
Lê Thị Thuỷ Tiên - 21/07/2023 15:56 Góp ý khoản 2 Điều 26 dự thảo Luật công chứng (sửa đổi) Xem chi tiếtNội dung góp ý: - "Công chứng viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi Văn phòng công chứng khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản". Điều này là bất hợp lý đối với Công chứng viên khi họ không còn cảm thấy phù hợp ở một môi trường làm việc hiện tại thì họ có quyền thông báo chấm dứt và đến một môi trường khác phù hợp hơn và điều này là do chính bản thân họ muốn chấm dứt nhưng lại phải phụ thuộc vào các công chứng viên hợp danh còn lại. Theo Khoản 1 Điều 21 Dự thảo Luật công chứng (sửa đổi) thì "Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên". Theo quy định này thì Văn phòng công chứng chỉ có hai công chứng viên hợp danh trở lên sẽ không đảm bảo được tỷ lệ ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản.
- "Công chứng viên hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua". Điều này không hợp lý khi công chứng viên họ muốn rút vốn khỏi Văn phòng mà phải chờ thời gian quá lâu, vừa thông báo trước 06 tháng và phải xem thời điểm thông báo có đúng vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó được thông qua. Khi họ cảm thấy mình không còn phù hợp với môi trường làm việc thì báo trước 06 tháng là hợp lý, không cần phải xem xét thời gian kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính. Thu gọn
|
VŨ LÊ THÀNH - 21/07/2023 15:56 GÓP Ý SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 2 ĐIỀU 12 VÀ ĐIỂM B KHOẢN 1 ĐIỀU 13 Xem chi tiếtNội dung góp ý: Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên và tạm đình chỉ hành nghề công chứng, trường hợp Công chứng viên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính chỉ nên được gói gọn trong phạm vi lĩnh vực Tư pháp. Trong phạm vi xử lý hành chính là quá rộng, công chứng viên hoặc người được bổ nhiệm công chứng viên nếu có vi phạm ngoài lĩnh vực Tư pháp mà bị đình chỉ hoặc không được bổ nhiệm thì quá thiệt thòi cho công chứng viên.
Mong các cấp có thẩm quyền xem lại để sửa đổi, bổ sung những khoản thuộc hai điều luật này. Thu gọn
|
TRẦN THỊ THU - 17/07/2023 10:24 Góp ý dự thảo Luật công chứng Xem chi tiếtNội dung góp ý: Điều 30. Tạm ngừng hoạt động.
Điểm b khoản 1 Điều 30:
b) Bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật khác có liên quan; là trường hợp nào cần phải quy định cụ thể văn phòng bị đình chỉ hay công chứng viên bị xử phạt VPHC nếu công chứng viên thì có quy định tại Điểm a rồi.
Điều 31. Thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng
Điểm a) thêm vào trường hợp điều kiện trụ sở, cơ sở vật chất theo Đề án thành lập không đáp ứng Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi quyết định thành lập.
Điểm b) cần phải có cơ chế giám sát hoặc nói rõ góp vốn như thế nào, vào tài khoản của Văn phòng, Văn phòng chưa đăng ký hoạt động thì chưa có tài khoản thì cá nhân dự định là trưởng Văn phòng mở tài khoản hay sao.
Điểm đ) Văn phòng công chứng không còn đủ 02 công chứng viên hợp danh trở lên;
Sửa lại: Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh chỉ còn lại một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh mà không làm thủ tục chuyển từ loại hình công ty hợp danh đăng ký thành doanh nghiệp tư nhân nếu là phương án 2 Điều 21 được thông qua.
Còn phương án 1 Điều 21 được thông qua.
Sửa lại: Văn phòng chỉ còn lại một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh.
Điều 12: Phương án 1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
Điều 14: Miễn nhiệm công chứng viên
Điểm b khoản 2 quy định: Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12 của Luật này;
Sửa lại: Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 12 của Luật này.
Vì họ đã là công chứng viên khi hành nghề không thể tránh được sai sót vì thế mới bị xử lý vi phạm hành chính mà làm miễn nhiệm công chứng viên là không hợp lý. Giữ nguyên các trường hợp bị miễm nhiệm theo Điều 15 luật Công chứng hiện hành. Thu gọn
|
Nguyễn Hùng - 08/07/2023 16:32 Tham gia ý kiến Xem chi tiếtNội dung góp ý: Việc cấp huyện, cấp xã được thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch là một phương thức rất thuận lợi và dễ dàng cho người dân ở cơ sở, đặc biệt là tiện lợi, nhanh chóng, đỡ phức tạp và tiết kiệm. Đối với tính giá trị của văn bản công chứng hay chứng thực thì người dân hoàn toàn có thể lựa chọn, trong khi đó, nếu bỏ việc chứng thực của cấp huyện và cấp xã sẽ rất vất vả cho người dân ở cơ sở như tính nhân văn mà Nghị định 23/2015/NĐ-CP đã xây dựng. Việc bỏ Nghị định 23/2015/NĐ-CP sẽ chỉ là tăng lợi ích của tổ chức hành nghề công chứng, lợi ích nhóm, không phục vụ được đông đảo người dân, đặc biệt là người dân nghèo. Chính sách là để phục vụ đông đảo người dân, chứ không phục vụ một bộ phận. Việc bỏ thẩm quyền chứng thực của Nghị định 23/2015/NĐ-CP sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người dân, tổ chức. Thu gọn
|
Vũ Thị Nhinh - 08/07/2023 15:20 Ý kiến Xem chi tiếtNội dung góp ý: Điều 23. Văn phòng công chứng
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1:
+ Phương án 1:
“1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Văn phòng công chứng do 01 Công chứng viên thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do 02 công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh”.
Thực hiện cơ chế mở rộng giải quyết các thủ tục hành chính của dân, tránh cơ chế độc quyền công chứng, tiến tới UBND cấp xã không được chứng thực Hợp đồng, giao dịch, đảm bảo tính an toàn pháp lý.
Điều 87. Việc công chứng của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã (điều mới)
Lựa chọn Phương án 1:
1. Ở các địa bàn cấp huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng, giao dịch.
2. Người được giao thực hiện công chứng của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có bằng trung cấp luật trở lên và phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
3. Người được giao thực hiện công chứng của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật này, có quyền và nghĩa vụ quy định Điều 18 của Luật này. Thu gọn
|
| |
|
|