Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)
(16-06-2022)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Ngô Thị Hoài - 19/07/2022 16:51 Góp ý về Điểm đ, Khoản 2, Điều 20 - Dự thảo Luật đấu thầu Xem chi tiếtNội dung góp ý: Điểm đ, Khoản 2, Điều 20 - Dự thảo Luật đấu thầu có quy định:
"Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc liên danh giữa tác giả và nhà thầu khác khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định...".
--> Đề nghị làm rõ: Khi tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển không có đủ điều kiện năng lực theo quy định thì có được liên danh với nhà thầu khác có đủ năng lực để tham gia chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng hay không?
Nếu được, đề nghị viết rõ lại ý của mục đ như sau:
"đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Trường hợp tác giả không đủ điều kiện năng lực để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng thì tác giả được liên danh với nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực theo quy định để tham gia chỉ định thầu...." Thu gọn
|
Nguyễn Văn Tuyến - 01/07/2022 14:13 Xin góp ý về khoản 7 Điều 17 của Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Xem chi tiếtNội dung góp ý: Tại khoản 7 Điều 7 của Dự thảo đề nghị KHÔNG ÁP DỤNG đối với dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vì các công trình ở địa phương thường NHIỀU nhưng Tổng mức đầu tư nhỏ, biên chế ở cơ quan về kế hoạch - tài chính địa phương ít nếu áp dụng quy định này thì sẽ gây ra tình trạng chậm trễ trong thủ tục thực hiện. Với công trình Tổng mức đầu tư nhỏ (chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) thì theo ý kiến tôi cảm thấy thủ tục này không cần thiết. Thu gọn
|
Trần Thị Thúy Vân - 29/06/2022 15:12 Đóng góp ý kiến về chi phí tư vấn Xem chi tiếtNội dung góp ý: Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét về hạng mục chi phí tư vấn đấu thầu (Lập Hồ sơ mời thầu và đánh giá Hồ sơ dự thầu).
Hiện nay, chúng tôi đang áp dụng theo định mức quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ xây dựng, định mức đối với phần công việc lập HSMT và đánh giá HSDT là 0,367% giá trị dự toán.
Tuy nhiên, vì chúng tôi hoạt động chính trong lĩnh vực y tế nên các Chủ đầu tư thường không đồng ý định mức trên và chỉ duyệt cho chúng tôi với chi phí rất thấp, với lý do là đây là dự án y tế, không phải dự án xây dựng nên không áp dụng theo được. Trong khi đó, không có quy định nào khác để chúng tôi áp dụng theo.
Kính đề nghị Bộ KHĐT xem xét, nêu rõ về định mức chung hoặc quy định đối với chi phí tư vấn đấu thầu để đơn vị tư vấn cũng như chủ đầu tư có cơ sở áp dụng trong quá trình thực hiện.
Trân trọng cảm ơn. Thu gọn
|
Phạm Hoàng Quân - 28/06/2022 13:53 Ý kiến dự thảo luật đấu thầu Xem chi tiếtNội dung góp ý: Dạ con xin chào các cô chú, con cũng còn trẻ nhưng có chút ý kiến, ý tưởng muốn góp chút sức lực, giúp ích vô hệ thống dự luật của nước mình, để cho nước mình ngày càng phát triển, vững mạnh hơn ạ:
1/ Việc đầu tiên là phải quản lý được đầu vào: người lớn làm việc lớn, người nhỏ làm việc nhỏ. Không thể để xảy ra tình trạng công ty nhỏ không làm được việc lớn thì lại được đi đấu thầu. Để rồi khi đấu giá thành công thì lại bán dự án lại cho những cty lớn làm được, khiến cho giá, chi phí đội lên. Còn công ty lớn lại đi làm những công việc nhỏ bé. Việc này thì cần có đội ngũ đánh giá phân loại các công ty trong từng mỗi nhóm ngành: sẽ có công ty loại A, loại B, loại C,....Hệ thống sẽ đánh giá mỗi 1-2 năm 1 lần. Nếu bị tụt hạng thì ví dụ công ty hạng B sẽ không được vô đấu giá công việc loại A. Nếu làm được điều này cũng sẽ giúp cho hệ thống chứng khoán cũng sẽ minh bạch, rõ ràng hơn. Và tự các công ty sẽ phải cố gắng hơn để đạt đúng chuẩn đặt ra. Một khi đạt được chuẩn thì tự động tầm vóc công ty cũng sẽ đủ lớn mạnh để đảm đương trọng trách, công việc.
2/ Quản lý đầu ra: Không thể để một công ty nhận xong trọng trách xong không làm đến nơi đến chốn được. Cần có chế tài phạt để xử phạt những công ty không làm được việc: giáng xuống hạng, phạt tiền,....Và có một cách để giúp cho các công ty tự quan sát nhau, không tốn công sức của nhà nước quản lý: đó là chia nhỏ công việc ra. Một công việc sẽ chia cho 2 nhà thầu đảm nhận chứ không phải 1. Mỗi nhà thầu sẽ làm một lượng công việc có thể chia 6/4 hoặc 5/5. Nếu một nhà thầu 1 mà hoàn thành công việc xong, còn nhà thầu 2 chưa xong thì có thể biết được nhà thầu nào hơn nhà thầu nào. Ta có thể giao công việc của nhà thầu ko làm ok cho nhà thầu kia. Như thế thì sẽ thúc đẩy được sự cố gắng: "có làm thì mới có ăn". Còn công ty không làm ổn thì cũng sẽ bị mất danh dự, uy tín...nên sẽ tự biết cố gắng hơn lần sau.
Dạ con xin hết ạ. Con rất hâm mộ bác Chính. Con mong sẽ giúp được chút ích cho Bác ạ! Thu gọn
|
| |
|
|