Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
(05-10-2023)
Bộ Công an đang dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Đỗ Quỳnh Anh - 05/12/2023 11:03 Đề xuất ý kiến về Dự thảo Luật Phòng, chống Mua bán người - Mạng lưới các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực PC MBN Xem chi tiếtNội dung góp ý: Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam IOM đã tổng hợp các ý kiến và xây dựng Bản đề xuất chi tiết, được thể hiện trong tệp đính kèm.
Thu gọn
|
Nguyễn Văn Tùng - 25/11/2023 04:14 Góp ý bổ sung về vấn đề nạn nhân và cơ chế bảo vệ Xem chi tiếtNội dung góp ý: Tại điều 28. Tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam. Hiện nay khi tiếp xúc dự thảo chỉ thấy xuất hiện chủ thể là người nước ngoài, trên thực tế nạn nhân của mua bán người sẽ bao gồm người có quốc tịch sở tại, người nước ngoài và người không quốc tịch. Hai đối tượng ban đầu có thể căn cứ để giải quyết, còn chưa thấy quy định về đối tượng "người không quốc tịch". Nhóm đối tượng này sẽ có hướng giải quyết ra sao, giao cho cơ quan nào vẫn còn bỏ ngỏ. Như pháp luật Cộng hòa Pháp, nạn nhân là người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định về khả năng cho tạm thời cư trú, hưởng trợ cấp.
Đang có xung đột tại điểm c khoản 33 Điều 3: "c) Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân, người thân thích của họ." và Điều 36: "có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí tiền tàu xe và tiền ăn để trở về nơi cư trú."
Theo quy định về bảo vệ trong Luật Tố cáo thì chỉ áp dụng biện pháp bảo vệ khi có căn cứ và được yêu cầu thì người, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên trong dự thảo Luật Phòng chống mua bán người, việc áp dụng là nhằm bảo vệ lại quy định hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người đang được xác minh, nạn nhân... đây là quy định không sát với thực tiễn. Không có cá nhân nào lại yêu cầu chủ thể khác ra quyết định hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của chính mình. Vì việc có đi lại, giao tiếp không là do ý chí chủ thể đó quyết định. Ví dụ ngay trong Điều 36 lại đề cao ý chí của họ trong việc chấp nhận nguyện vọng của họ. Thu gọn
|
| |
|
|