Kính đề nghị các bộ, ban, ngành có liên quan.
Dựa trên thực tế cuộc sống, nội dung sửa đổi của dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lần 2 hiện tại vẫn đang tồn tại điểm chưa phù hợp, cụ thể:
Chương II, Điều 11, khoản 1 có nội dung như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
Hiện tại ở mỗi cây xăng đều có biển báo cấm sử dụng điện thoại di động do lo ngại nguy cơ gây cháy nổ do việc cộng hưởng sóng điện từ (EMF) gây làm nóng và cháy xăng, dầu.
Trên thực tế:
Thông tin này hiện đã được các tổ chức thử nghiệm, chứng minh, ví dụ như theo nghiên cứu của hiệp hội phòng chữa cháy hoa kỳ - NFPA(1) trong giai đoạn 2004-2008, tỉ lệ cháy do sóng điện thoại di động bằng 0% là không có khả năng xảy ra do năng lượng điện từ của các thiết bị điện thoại di động rất nhỏ, không thể gây ra việc làm nóng các thiết bị kim loại.
Ngoài ra, điện thoại di động hiện đang là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân. Đi kèm với điện thoại di động là các ứng dụng giúp cuộc sống của người dân, đơn vị buôn bán xăng dầu thực hiện giao dịch nhanh, thuận tiện, chính xác hơn. Nếu cấm hoàn toàn việc mang và sử dụng điện thoại di động trong phạm vi cây xăng và có mức xử phạt quá cao sẽ gây bất bình trong nhân dân vì một quy định thiếu tính thực tế, tồn tại từ lâu mà không được cập nhật, sửa đổi theo sự tiến bộ của xã hội.
Việc người dân không sử dụng được các ứng dụng ngân hàng, giao dịch trực tuyến không tiền mặt còn có thể gây nguy cơ thất thoát tiền không đáng có cho doanh nghiệp và nhà nước do không ghi dấu giao dịch được trọn vẹn
Do vậy, việc duy trì quy định về vật dụng bị cấm bao gồm cả điện thoại di động là không thực tế - đi ngược lại định hướng phát triển chung của chính phủ cải tiến công nghệ thông tin, giao dịch không dùng tiền mặt, có thể gây ra khó khăn, thiệt hại không cần thiết cho nhân dân, đơn vị buôn bán xăng dầu, các lực lượng kiểm tra, chấp pháp và tạo điều kiện cho những đối tượng trục lợi.
Nguồn:
(1): hiệp hội phòng chữa cháy Hoa Kỳ - nghiên cứu về sự cố cháy nổ tại cây xăng ở Hoa Kỳ: FI - NFPA 30A-2015 Para 8.3.1 - Attachments 2-13.2017-04-04.pdf