Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
(31-08-2023)
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam - 02/10/2023 12:20 Đóng góp ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Xem chi tiếtNội dung góp ý: 1. Xuất hóa đơn hàng biếu, tặng cho nhân viên, đối tác:
Hiện nay theo NDD123 thì phải xuất hóa đơn cho từng cá nhân, tuy nhiên việc xuất hóa đơn cho từng cá nhân là nhân viên hoặc đối tác trong các chương trình/sự kiện thực sự gây rất nhiều khó khăn cho do nghiệp do việc xuất hóa đơn vẫn cần con người tạo mã từng cá nhân và thực hiện bằng thủ công, không thể upload để xuất hóa đơn vì do đặc thù hệ thống.
Kiến nghị: Có thể xuất hóa đơn theo danh sách nhân viên, đối tác kèm theo của từng chương trình cụ thể vẫn đảm bảo nghĩa vụ thuế của nhà nước đồng thời giảm thời gian của doanh nghiệp vào việc xuất hóa đơn với số lượng lớn hàng trăm hàng nghìn cá nhân.
2. Xuất hóa đơn theo kỳ
Hiện nay theo quy định chỉ 1 số ngành nghề được phép xuất hóa đơn theo kỳ, trong thực tiễn có nhiều hoạt động ví dụ cung cấp dịch vụ taxi, dịch vụ ăn ca, dịch vụ vận chuyển-xe đưa đón cán bộ công nhân viên,... việc xuất hóa đơn theo lần cung cấp dịch vụ gây rất nhiều khó khăn.
Kiến nghị: Có thể xuất theo kỳ tháng nếu 2 bên có thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ, công việc
3. Xuất hóa đơn hàng cho vay, cho mượn
Theo quy định về thuế GTGT hiện hành:
Theo khoản 2, điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi, bổ sung khoản 4, điều7, Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
…
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Kiến nghị: Quy định rõ hơn về giá tính thuế hàng xuất cho mượn, hướng dẫn cách kê khai và xuất trả lại hàng mượn- phù hợp với thực tiễn kinh doanh.
Hiện nay có 1 số cơ quan thuế địa phương đã hướng dẫn doanh nghiệp việc xuất hàng cho mượn phải xuất có giá và kê khai nộp thuế. Hướng dẫn này doanh nghiệp thấy chưa hợp lý vì giao dịch xuất cho mượn này không phát sinh giá trị tăng thêm để doanh nghiệp phải xuất hóa đơn có giá, kê khai nộp thuế
4. Hàng tiêu dùng nội bộ, hàng xuất quảng cáo: hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn xác định thế nào là hàng tiêu dùng nội bộ, hàng xuất quảng cáo. Đề nghị hướng dẫn rõ hơn
5. Hướng dẫn xuất hóa đơn chiết khấu: Dự thảo hiện tại quy định việc xuất hóa đơn chiết khấu khi kết thúc chương trình chiết khấu là thực hiện việc xuất hóa đơn điều chỉnh cho những hóa đơn đã bán hàng. Hướng dẫn này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp do thực tế có chương trình chiết khấu quý, năm. Do vậy việc điều chỉnh cho hàng nghìn hóa đơn là không thể thực hiện dc. Hơn nữa bản chất của chiết khấu khác xuất hóa đơn điều chỉnh giảm sai sót nên hóa đơn chiết khấu nên chăng được kê khai vào kỳ hiện tại thay vì kê khai như hóa đơn chiều chỉnh giảm sai sót. Thu gọn
|
NGUYỄN QUỐC THIÊN - 01/10/2023 18:37 GÓP Ý VỀ NGÀY LẬP VÀ NGÀY KÝ- KHÔNG ĐỒNG Ý CÁCH NHAU 24H Xem chi tiếtNội dung góp ý: KÍnh gởi quý cơ quan
Được biết quý anh chị ban hành dự thảo về ngày lập và ngày ký hoá đơn không quá 24h
Mình thấy không phù hợp thực tiển, gây khó khăn cho người nộp thuế
vì vậy cứ để như cũ ở khoản này, không nên sửa đổi bổ sung cái khoản này
Thân ái Thu gọn
|
Lưu Thanh Nhị - 22/09/2023 15:36 Ý kiển khoản 5, điều 10 Xem chi tiếtNội dung góp ý: Tôi đang có một quầy thuốc bán lẻ trực thuộc 1 công ty . Tôi thấy trong dự thảo có nội dung là với cá nhân không kinh doanh thì trên hoáđơn phải có mãđịnh danh hoặc hộ chiếu. Tôi thấyđang gặp khó khăn về vấnđề này trong bán hàng vì:đa số khách hàngđi mua sẽ không nhớ mãđịnh danh. Hơn nữa, chẳng hạn họ mua có lọ thuốc muối 2.000đ mà yêu cầu họ cung cấp tênđã khó chứ chưa nóiđến mãđịnh danh. Việc này có thể ảnh hưởngđến các nhà thuốc kinh doanh theo mô hình công ty như chúng tôi, vìđa số các nhà thuốc bán lẻ hiện nayđều là hộ kinh doanh.
Tôi mong Nhà nước xem xét có lộ trình cho việc này.
Xin chân thành cảmơn Thu gọn
|
Thái Mạnh Cường - 21/09/2023 22:31 Góp ý Dự thảo sửa đổi NĐ 123 Xem chi tiếtNội dung góp ý: Kính gửi: Cơ quan soạn thảo
Tôi có một số góp ý đối với Dự thảo sửa đổi NĐ 123 theo file đính kèm.
Trân trọng. Thu gọn
|
Nguyễn Thị Hải Đăng - 19/09/2023 11:56 Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ Xem chi tiếtNội dung góp ý: Sau khi nghiên cứu Dự thảo, chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến sau:
1. Điểm a, khoản 2, Điều 1 bổ sung thêm quy định về việc lập hóa đơn trong trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập nguyên vật liệu, thành phẩm, máy móc, công cụ, dụng cụ; và giữ nguyên quy định xuất hóa đơn khi xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc nhận hoàn trả hàng hóa:
- Khi tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất nguyên vật liệu, thành phẩm, máy móc, công cụ, dụng cụ, hoặc xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc nhận hoàn trả hàng hóa, DN đã thực hiện thủ tục hải quan, và xuất hóa đơn thương mại theo đúng quy định. Cơ quan Hải quan quản lý rất chặt chẽ đối với các hoạt động này.
- Hoạt động này của DN không phải là hoạt động bán hàng, dịch vụ, không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, doanh thu tại thị trường Việt Nam mà chỉ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DN và chỉ thực hiện trong thời gian nhất định.
Vì vậy, việc phải xuất thêm hóa đơn nội địa của Hệ thống Thuế sẽ làm phát sinh thủ tục, tăng thêm nhân lực của doanh nghiệp nên DN đề xuất bỏ các quy định này giúp DN đơn giản hóa các thủ tục và hoạt động được quản lý tập trung bởi 1 đầu mối là Hải quan.
2. Điểm a, khoản 5, Điều 1 quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan:
- Đối với doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác với doanh nghiệp ưu tiên được phép hoàn thành thủ tục hải quan trong vòng 30 ngày kể từ lúc xuất, nhập hàng hóa. Do đó, việc quy định xuất hóa đơn trong vòng 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan gây khó khăn cho DN do thời gian xử lý hải quan còn phụ thuộc vào kế hoạch của tàu...Vì vậy, DN mong muốn cơ quan Thuế cũng tại điều kiện cho DN ưu tiên được thực hiện theo thời gian quy định như của cơ quan Hải quan.
--> Đề xuất: bỏ quy định lập hóa đơn trong vòng 24h
- Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa trong khi đó điều 13 lại quy định cơ sở phải lập hóa đơn sau khi làm xong thủ tục hải quan tạo ra sự không thống nhất cho DN. Theo thông lệ quốc tế, thời điểm chuyển giao hàng hóa theo incoterm là thời điểm phù hợp để xác định hoạt động xuất khẩu.
--> Đề xuất: sửa thời điểm xuất hóa đơn tại Điều 13 theo Điều 9
"3c. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu hoặc tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, cơ sở lập hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu."
3. Khoản 28, Điều 1 quy định về việc cung cấp, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử:
- Đối với doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp chỉ có 1 bộ phận kế toán ở trụ sở chính thực hiện toàn bộ quá trình quản lý, vận hành chung về hệ thống hóa đơn cho trụ sở chính lẫn chi nhánh phụ thuộc. Tuy nhiên, hiện nay, tài khoản tra cứu của trụ sở chính chỉ tra cứu được hóa đơn đầu vào của trụ sở mà không thể tra cứu được của chi nhánh phụ thuộc. Điều này gây khó khăn cho bộ phận kế toán trong việc kiểm soát, quản lý vận hành hệ thống hóa đơn của doanh nghiệp.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất bổ sung quy định về cho phép tra cứu dữ liệu hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc bằng bổ sung thêm tại khoản 3 của Điều 48 này như sau: "3. Tài khoản tra cứu hóa đơn do Tổng cục thuế cấp của trụ sở chính được phép tra cứu hóa đơn đầu vào của cả trụ sở chính và cho các chi nhánh phụ thuộc."
Thu gọn
|
Đỗ Thị Huỳnh Trang - 15/09/2023 15:11 Hàng xuất trả Xem chi tiếtNội dung góp ý: Tôi có góp ý về việc xuất trả hàng dựa vào việc xác định tài sản thuộc quyền của bên nào, trường hợp tài sản chưa chuyển giao cho người mua thì người bán lập hóa đơn trả hàng. Trường hợp hàng đã chuyển quyền sở hữu cho bên mua thì bên mua phải xuất hóa đơn trả hàng mới hợp lý! Thu gọn
|
Nguyễn Hồng Quang - 14/09/2023 15:09 Thời điểm xuất hóa đơn của hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết Xem chi tiếtNội dung góp ý: Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP: "Đối với hoạt động kinh doanh vé xổ số kiến thiết theo hình thức bán vé số in sẵn đủ mệnh giá cho khách hàng thông qua hệ thống đại lý (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân), căn cứ các Biên bản tổng hợp kết quả số lượng vé bán không hết đã thu hồi, xác định số lượng vé đã tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ của từng kỳ phát hành của Hội đồng giám sát xổ số để xác định doanh thu tiêu thụ trong tháng. Cuối mỗi tháng, doanh nghiệp kinh doanh xổ số kiến thiết lập hóa đơn GTGT điện tử có mã của cơ quan thuế cho các đại lý và gửi cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn. Trường hợp trong tháng có kỳ bán vé mà ngày mở thưởng trùng với ngày cuối tháng, doanh nghiệp kinh doanh xổ số kiến thiết lập hóa đơn có ngày lập khác ngày ký số theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định này" Thu gọn
|
Trần Thúy Hạnh - 13/09/2023 09:09 Góp ý về dự thảo sửa đổi nghị định 123/2020/NĐ-CP Xem chi tiếtNội dung góp ý: Về quy định xuất hóa đơn đối với trường hợp trả lại hàng hóa:
Dự thảo nghị định quy định rõ trừ trường hợp hàng hóa là tài sản thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu, trường hợp người mua trả lại hàng hóa thì người bán thực hiện hủy (nếu trả lại toàn bộ) hoặc điều chỉnh giảm (nếu trả lại 1 phần.
Cách thức ứng xử này khác biệt rất lớn với quy định cũ từ trước tới nay đó là bên nào giữ hàng thì bên đó xuất hóa đơn, tức bên mua (đang giữ hàng) khi trả lại hàng thì xuất hóa đơn "hàng bán trả lại".
Việc thay đổi quy định trên dẫn tới phải thay đổi rất lớn về hệ thống xuất hóa đơn của 1 số công ty vốn đã setup tương thích với quy định cũ, đặc biệt là các công ty có hệ thống xuất hóa đơn liên kết với dữ liệu kho hàng.
Tôi đề xuất dự thảo nghị định nên có 2 lựa chọn ứng xử trong trường hợp này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Ví dụ:
1- Trường hợp bên mua có thể tự xuất hóa đơn, khi trả lại hàng thì bên mua là bên xuất hóa đơn.
2- Trường hợp bên mua không thể tự xuất hóa đơn (ví dụ người mua là cá nhân), khi nhận hàng trả lại thì bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh.
Tôi xin cảm ơn. Thu gọn
|
Nguyen Thu Trang - 12/09/2023 18:22 Góp ý dự thảo Xem chi tiếtNội dung góp ý: 1. Đối với hoạt động cấp tín dụng, thời điểm lập hóa đơn nên là thời điểm xác định khoản lãi phải thu/doanh thu của khách hàng theo từng tháng để đảm bảo doanh thu trên hóa đơn và doanh thu khai thuế GTGT và thuế TNDN giống nhau
2. Đối với dịch vụ ngân hàng, thời điểm lập hóa đơn thường là thời điểm hoàn thành dịch vụ hoặc là ngày làm việc cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thời điểm ký số là ngày làm việc tiếp theo sau khi ngân hàng đã hoàn thành việc đối chiếu dữ liệu. Ví dụ: nếu như thời điểm lập hóa hóa đơn rơi vào ngày thứ Sáu hoặc trước ngày nghỉ lễ, hóa đơn sẽ được ký số vào ngày thứ Hai tuần tiếp theo hoặc ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ lễ. Do đó, việc quy định thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau không quá 24h là không khả thi và không hợp lý.
3. - Quy định về tỷ giá trên hóa đơn đang có sự mâu thuẫn (áp dụng tỷ giá củaNgân hàng Thương mại nơi người bán mở tài khoản hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam), đề nghị Tổng cục thuế làm rõ lại quy định.
- Với đặc thù là ngân hàng nên mỗi ngân hàng đều cập nhật tỷ giá trong hệ thống lõi. Để thuận tiện cũng như đảm bảo dữ liệu hóa đơn (bao gồm dữ liệu về tỷ giá) được kết nối trực tiếp từ hệ thống lõi sang hệ thống hóa đơn điện tử, đề nghị Tổng cục thuế cho phép ngân hàng được sử dụng tỷ giá trên hóa đơn là tỷ giá trong hệ thống ngân hàng thay vì tỷ giá của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Ngoài ra, người bán nên được phép sử dụng tỷ giá theo quy định của Luật quản lí thuế và các quy định pháp luật về kế toán để đảm bảo được sự thống nhất trong việc sử dụng tỷ giá trên hóa đơn và tỷ giá kê khai thuế GTGT, thuế TNDN Thu gọn
|
Lâm Tuấn Đức - 10/09/2023 11:54 Ý kiến góp ý sửa đổi bổ sung Nghị định 123 Xem chi tiếtNội dung góp ý: Công ty TNHH Công Nghệ Vĩnh Hy có ý kiến như sau
1. Bổ sung thời hạn áp dụng bắt buộc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, thời hạn áp dụng tem vé, biên lai điện tử
2. Quy định mã tra cứu và link tra cứu là tiêu chí bắt buộc trên file xml. Đối với các đơn vị truyền bảng tổng hợp thì trên xml bảng tổng hợp có mã tra cứu và link tra cứu. Ví dụ trường hợp các ngân hàng truyền bảng tổng hợp đến Cơ quan thuế, nhưng không gửi email cho người nhận, nên người nhận không tra cứu được. Quy định này cũng giúp tra cứu được các biên bản hủy, thay thế, điều chỉnh dễ dàng
3. Biên bản hủy, biên bản thay thế và biên bản điều chỉnh phải được tra cứu trên trang tra cứu của nhà cung cấp giải pháp (không cần phải thông báo trên website của bên xuất vì một số công ty không có website hoặc giải thể trước khi Cơ quan thuế kiểm tra bên mua) (Điều 19 Xử lý hóa đơn điện tử đã lập)
4. Ngoài các doanh nghiệp có hóa đơn xuất hơn 100.000 hóa đơn/tháng, còn có các tổ chức cung cấp giải pháp truyền hóa đơn cấp mã hơn 100.000 hóa đơn /tháng, cũng đề nghị được truyền dữ liệu trực tiếp đến Cơ quan thuế
5. Chứng từ: bổ sung thêm các loại chứng từ kế toán như phiếu thu, chi , nhập xuất.. Các chứng từ kế toán này cũng có thể ký số lưu trữ và thay thế việc lưu trữ bằng giấy
6. Bổ sung quy định hóa đơn thay thế cho hóa đơn kỳ trước thì được kê khai trong kỳ nào (hóa đơn bán ra và mua vào)
7. Đối với các tem, vé thẻ đề nghị cho sử dụng hóa đơn không mã để các Cục thuế áp dụng thống nhất. Ví dụ như vé xe buýt, có thể có tuyến xe chạy qua các vùng không có sóng nên không cấp mã được
8. Công khai danh sách các công ty mua bán hóa đơn lên trang web Tổng Cục Thuế, có mục để người dân phản ảnh các tin nhắn mua bán hóa đơn nhận qua điện thoại. Thu gọn
|
| |
|
|