Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ
(06-07-2024)
Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
-
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Bộ Tư pháp - 23/09/2024 15:29 Bộ Tư pháp giải trình Xem chi tiếtNội dung góp ý: Bộ Tư pháp đã có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ.
Mời bạn đọc xem báo cáo giải trình tại văn bản kèm theo. Thu gọn
|
Trần Linh - 14/08/2024 15:44 Góp ý dự thảo Nghị định Xem chi tiếtNội dung góp ý: Chấp hành viên là ngạch công chức chuyên ngành đặc biệt của hệ thống thi hành án dân sự (THADS) bên cạnh ngạch Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án bởi vì Chấp hành viên chính là người được giao trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, hiện nay tình trạng Chấp hành viên vi phạm trình tự, thủ tục thi hành án trong quá trình thi hành công vụ diễn ra khá nhiều. Các vi phạm đó có thể là chậm xác minh điều kiện thi hành án, thực hiện không đúng thủ tục tống đạt văn bản, kê biên, cưỡng chế xử lý tài sản thi hành án không đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định… Các hành vi vi phạm đều có nguy cơ ảnh hưởng, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, các cá nhân, tổ chức có liên quan. Thậm chí có hành vi vi phạm cơ quan THADS phải chịu trách nhiệm bồi thường Nhà nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của cơ quan, đơn vị nói riêng và hệ thống THADS nói chung.
Về chế tài xử lý trách nhiệm đối với Chấp hành viên có hành vi vi phạm, hiện nay được áp dụng chung theo Luật cán bộ, công chức, Nghị định về xử lý kỷ luật công chức, tức là tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì có thể bị xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc, nếu giữ chức vụ thì có thêm 02 hình thức là giáng chức, cách chức. Bên cạnh đó, đối với việc xử lý trách nhiệm của Chấp hành viên vi phạm có thêm 01 hình thức nữa mà công chức giữ các ngạch chuyên ngành khác không có là Cách chức Chấp hành viên. Hình thức này được quy định tại Điều 65 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ. Tuy nhiên, Chấp hành viên là chức danh đặc biệt, tương tự như chức danh Thẩm phán của ngành Tòa án. Các Quyết định của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự. Do đó, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cũng là có cơ sở để Chấp hành viên thận trọng hơn trong quá trình thi hành nhiệm vụ, cần thiết phải có thêm quy định về chế tài xử lý đối với vi phạm của Chấp hành viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm của Chấp hành viên chưa nghiêm trọng, chưa gây ra hậu quả lớn đến mức bị kỷ luật buộc thôi việc hay cách chức thì cũng cần phải có chế tài phù hợp như: kiểm điểm trước cơ quan đơn vị, tạm dừng thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên, bố trí công tác khác…
Trên cơ sở đó, đề nghị Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP cân nhắc bổ sung thêm điều khoản quy định về xử lý trách nhiệm của Chấp hành viên khi có vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án và trong việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan (hành vi vi phạm, mức độ, thủ tục, thẩm quyền và chế tài…). Thu gọn
|
Lê Hoàng Anh - 17/07/2024 22:10 Xin đóng góp một số điều sửa đổi nghị định 62 Xem chi tiếtNội dung góp ý: 1. Về thông báo thi hành án (THA): Đề nghị bổ sung vấn đề ủy thác thông báo THA hoặc "tương trợ trong thông báo THA" vì hiện nay người phải THA ở rất xa nơi tổ chức THA, có trường hợp nhiều người phải thi hành án trong cùng 1 quyết định nên không thể thông báo trực tiếp hoặc thông báo qua bưu điện thì thư bị trả về do không có người nhận, không có địa chỉ rõ ràng như trên bản án, quyết định của tòa án ghi. Việc cho phép ủy thác hoặc tương trợ tư pháp về thông báo THA trong phạm vi các Chi cục THADS trên cả nước tạo điều kiện cho các cơ quan THA hoàn thành tốt nhiệm vụ và giúp tránh các vi phạm trong quá trình thông báo thi hành án.
2. Về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án tương ứng: Đề nghị quy định cho phép Chấp hành viên ban hành quyết định tạm dừng đối với các tài sản chưa kê biên chứ không phải văn bản phối hợp đối với các tài sản chưa kê biên của người phải THA. Vì nếu đã là đề nghị Chấp hành viên có văn bản gửi cơ quan liên quan về nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan thi hành án dân sự khi phát sinh các giao dịch liên quan đến tài sản đó để giải quyết theo quy định của pháp luật thì có trường hợp tổ chức quản lý tài sản không phối hợp, không thực hiện (văn bản chỉ là 1 hình thức trao đổi quan điểm, không phải là mệnh lệnh phải chấp hành). Đề nghị phải có chế tài, yêu cầu người phải THA phải có trách nhiệm, phải hợp tác tích cực việc trả nợ chứ không thể ưu tiên quá nhiều quyền cho người phải THA để họ có thời gian, điều kiện, pháp lý tẩu tán tài sản. Sau đó hậu quả thì cơ quan THA phải giải quyết. Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh chứ không thể là kẽ hở để lợi dụng trốn tránh nghĩa vụ THA.
3. Về xét nâng ngạch Chấp hành viên sơ cấp lên trung cấp, cao cấp: Đề nghị quy định cho phép xét nâng ngạch để tạo điều kiện cho anh em công chức có quá trình công tác pháp luật lâu năm nhưng chưa có cơ hội thi bổ nhiệm chấp hành viên thì có thể xét bổ nhiệm vào ngạch CHV trung cấp, CHV cao cấp dựa vào thâm niên công tác pháp luật, quá trình công tác đóng góp, thành tích khen thưởng để tạo điều kiện cho anh em phấn đấu, tạo sự công bằng vì một số anh em có nhiều thành tích được khen thưởng cấp bộ, chiến sỹ thi đua nhiều năm nhưng vẫn phải thi như những cán bộ không có thành tích khác.
Trên đây là một số quan điểm đóng góp cá nhân. Kính mong ban soạn thảo xem xét, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho anh em CHV vững tâm tác nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Thu gọn
|
| |
|
|