Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh (baochinhphu.vn)
Xin góp ý về nội dung trong bài báo của chính phủ trên.
Góp ý 1: Tiêu chí chung:
b) Ứng viên phải có trình độ từ bậc đại học trở lên, c) phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực – Tôi thấy hơi chung chung và chưa cụ thể,
Ví dụ:
Ứng viên 1 có bằng thạc sĩ+10 năm kinh nghiệm nghiên cứu liên tục trong doanh nghiệp.
Ứng viên 2 có bằng tiến sĩ+8 năm kinh nghiệm làm việc nghiên cứu liên tục trong doanh nghiệp.
Nếu theo đúng như quy định trên thì ứng viên thứ 2 sẽ không được đánh giá đúng. Vì thạc sĩ là bậc thấp hơn, nghiên cứu tối đa 2-3 năm, còn tiến sĩ thì đã bao gồm cả thạc sĩ + nghiên cứu bậc tiến sĩ tối đa 4-5 năm. Vậy nên tính đúng ra ứng viên thứ 2 có tổng số năm làm R&D là: 3+5+8=16 năm!!!
Vậy để cho đánh giá đúng phải phân loại thành bảng cụ thể:
- Đối với ứng viên có bằng cử nhân tốt nghiệp đại học thì kinh nghiệm làm R&D là bao nhiêu năm?
- Đối với ứng viên có bằng cử nhân tốt nghiệp sau đại học bậc thạc sĩ thì kinh nghiệm làm R&D là bao nhiêu năm?
- Đối với ứng viên có bằng cử nhân tốt nghiệp sau đại học bậc tiến sĩ thì Kinh nghiệm làm R&D là bao nhiêu năm?
Chú ý: Thời gian nghiên cứu không quan trọng bằng thành tích thực tế của họ. Bao nhiêu bản quyền công nghệ, bao nhiêu sản phẩm ứng dụng, mang lại giá trị thị trường bao nhiêu, bao nhiêu bài báo khoa học, làm liên kết với ai đội nhóm nào? Chứ nhiều chuyên gia cũng làm nghiên cứu chỉ có một loại bài báo nhưng ứng dụng thực tế không có, mặc dù thời gian nghiên cứu 20-30 năm cũng có, thực tế các dự án chiến lực quốc gia đòi hỏi tính thực dụng là hàng đầu nên cần có nội dung phản ánh các khía cạnh đó.
Góp ý 2: Điều kiện thành tích:
a) Chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ nghiên cứu KHCN:
Nếu là nhà nghiên cứu ở nước ngoài thì sao, làm sao có dự án cấp bộ trong nước được, nên bổ sung là ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, công nghệ lõi có thể ứng dụng trong dân sự và có khả năng áp dụng cho quốc phòng. Vì các chuyên gia có phải ai cũng làm vũ khí đâu. Nhưng các công nghệ lõi thì có thể ứng dụng vào quốc phòng. Ví dụ, công nghệ Robot, công nghệ Drone, công nghệ máy tính,... ứng dụng đâu cũng được không cứ phải trong ngành vũ khí, nhưng có khả năng ứng dụng là được, nên như vậy thì sẽ linh hoạt hơn cho các nhà khoa học.
b) Đã tham gia hoặc quản lý dự án có ý nghĩa chiến lược trong lĩnh vực phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật; sản phẩm của dự án phải được đưa vào trang bị và chứng minh sự hiệu quả;
Theo tôi, nên bổ sung các dự án công nghệ quan trọng trong lĩnh vực quân sự, hoặc dân sự mà công nghệ lõi có khả năng ứng dụng trong quân sự, trong và ngoài nước.
c) Là tác giả hoặc đồng tác giả của các giải pháp công nghệ đã được cấp bằng sáng chế hoặc được công nhận là giải pháp hữu ích: Cụ thể là bao nhiêu bằng? Theo bảng phân loại, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,,,.trên kia thì cụ thể là tối thiểu bao nhiêu? 1 bản quyền khác với 10 bản quyền, khác với 100 bản quyền. Cần có thước đo giống như đánh giá điểm số của các ứng viên. Mỗi tiêu chí có thang điểm 10 hay 100 thì cụ thể ứng viên được bao nhiêu điểm? Theo đó mới đánh giá đúng được năng lực với từng ứng viên. Chỉ cẩn nộp hồ sơ là ra số điểm đó rồi.
Cuối cùng, chúc Chính phủ có chính sách tốt, hội tụ được người Việt Nam khắp thế giới xây dựng một Việt Nam hùng cường!
Xin cảm ơn.