Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(14-06-2023)
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Xem toàn văn
Các file đính kèm
-
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Đặng Hồng Nhật - 12/08/2023 11:53 Góp ý dự thảo Xem chi tiếtNội dung góp ý: Với dự thảo tôi xin phép được có một vài ý kiến sau:
1. Điều kiện đầu vào không đúng theo Thông báo tuyển sinh: ví dụ để học thạc sĩ cần có bằng phổ thông, bằng đại học và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Các bằng trên cần được tham chiếu theo khung giáo dục của từ quốc gia và được các quốc gia khác công nhận. Tương tự với bậc tiến sĩ phải có BẰNG thạc sĩ và bằng thạc sĩ đó đã được tham chiếu và công nhận. Tuy nhiên không hiếm trường hợp một văn bằng nào đó ghi chữ Master nhưng chẳng thuộc khung trình độ hay được bất kể quốc gia nào công nhận.
2. Để văn bằng được công nhận thì phải có minh chứng rõ ràng về việc nhập học, đi học và hoàn thành khóa học. Do đó yêu câu người muốn công nhận văn bằng phải thật sự có đủ minh chứng xác minh như giấy gọi nhập học, giấy nhập học, visa, hộ chiếu kèm dấu xuất nhập cảnh. Điều này tạo ra sự minh bạch trong việc công nhận văn bằng.
Tuy nhiên với dự thảo hiện tại, thì sau này người muốn công nhận chỉ đơn giản trình bằng mà cũng chả cần cung cấp minh chứng và thậm chí văn bằng đó có nằm trong hệ thống giáo dục hay không thì cũng không quan trọng. Dự thảo này sẽ khiến cho vấn nạn bằng giả, trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều lần. Và nó sẽ trở thành quốc nạn của chúng ta.
Để đảm bảo tính công bằng của việc công nhận tương đương kính đề nghị cơ quan chức năng giữ nguyên yêu cầu có minh chứng đầu vào và hình thức đào tạo theo Thông báo tuyển sinh. Thu gọn
|
Nguyễn Khoa Trường An - 08/08/2023 11:06 Góp ý dự thảo thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam Xem chi tiếtNội dung góp ý: Dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm làm việc của bản thân, tôi có 02 ý kiến đóng góp như sau:
1. Điều kiện đầu vào của các văn bằng do nước ngoài cấp cần theo đúng Thông báo tuyển sinh. Lấy ví dụ: điều kiện để tham gia học ở bậc Thạc sĩ phải có BẰNG TỐT NGHIỆP Đại học và các chứng chỉ, văn bằng khác có liên quan. Vấn đề được đặt ra là đối với các văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài, có sử dụng cụm từ “Master of........” thì cơ quan công nhận văn bằng sẽ chủ động dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là “Thạc sĩ ....”, hay sẽ dịch thuật dựa vào hồ sơ, kết quả học tập đi kèm khi dịch thuật. Nói một cách khác từ “Master of....” khi dịch sang tiếng Việt là “Thạc sĩ....” có bảo đảm chính xác nội hàm và nghĩa đúng của chương trình học tập đào tạo Thạc sĩ hay không.
2. Hình thức đào tạo: được ghi rõ trong Thông báo tuyển sinh có thể là hình thức đào tạo trực tiếp toàn phần hoặc hình thức đào tạo trực tuyến bán phần (hàm ý người học dành một phần thời gian để học trực tiếp và một phần thời gian học trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ) với thời lượng giảng dạy của hình thức đào tạo trực tuyến được quy định rõ trong Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, để làm rõ nội hàm của từ “Master of…”, các hồ sơ liên quan đến chứng minh kết quả, quá trình học tập sẽ thể hiện rõ ràng, đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức đào tạo (đào tạo trực tiếp hoàn toàn hay trực tiếp kết hợp trực tuyến…), thời gian đào tạo (số năm/tháng đào tạo), số lượng kiến thức (số học phần/tính chỉ…)
Do những lý do kể trên, để đảm bảo tính công bằng của việc công nhận các văn bằng, chứng chỉ tương đương kính đề nghị cơ quan chức năng giữ nguyên yêu cầu có minh chứng đầu vào và hình thức đào tạo theo Thông báo tuyển sinh các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Thu gọn
|
Nguyễn Viết Tịnh - 18/07/2023 09:06 Góp ý Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam Xem chi tiếtNội dung góp ý: Kính gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Với tư cách là công dân nước CNXHCN Việt Nam và đang làm việc tại cơ sở giáo dục Đại học ở vị trí quản lý. Tôi hoàn toàn đồng ý tán thành các nội dung của Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (gọi tắt là Dự thảo), đặc biệt là trong việc gỡ bỏ Khoản 3, Điều 4 của Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về việc yêu cầu người học phải lưu trú tại nước đào tạo.
Đây là thay đổi đáng tán dương và kịp thời trong tình hình mới, khi mà thế giới đã thích nghi với COVID-19, và cơ sở giáo dục đào tạo Đại học trên toàn thế giới cũng đã thích nghi bằng cách cung cấp các loại hình đào tạo trực tuyến một phần/toàn phần. Nếu Dự thảo được thông qua, nó sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho những công dân có nhu cầu tiếp cận các chương trình đào tạo trên với một tâm thế vững vàng hơn khi biết rằng Nhà nước sẽ công nhận văn bằng của mình. Do đó, tôi tin rằng thay đổi này sẽ góp phần thúc đẩy sự học, cũng như tăng cường số lượng nhân sự, trí thức trình độ cao để trong dài hạn, từ đó đóng góp cho sự nghiệp và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Một lần nữa xin cám ơn Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe và tôi mong rằng Dự thảo này sẽ được sớm thông qua và có hiệu lực trong thời gian tới.
Trân trọng,
Nguyễn Viết Tịnh Thu gọn
|
Võ Ánh Dung - 16/06/2023 19:57 góp ý Xem chi tiếtNội dung góp ý: Theo tôi việc chấp nhận văn bằng từ xa nên được thông qua, hiện nay việc đào tạo từ xa của các quốc gia Anh, Mỹ đã đạt chất lượng rất cao, cả đầu vào và đầu ra đều phải trải qua các kì thi với độ khó ngang và quy chuẩn tương đương với việc học onsite. Đặc biệt trong các khối trường Russell của Anh, hoặc IVY của Mỹ. Bộ nên cân nhắc chấp nhận các loại văn bằng của các trường này. Thu gọn
|
| |
|
|