Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 25° - 27° icon
  • Lai Châu 21° - 23° icon
  • Điện Biên 24° - 26° icon
  • Sơn La 22° - 24° icon
  • Hòa Bình 25° - 27° icon
  • Lào Cai 28° - 30° icon
  • Yên Bái 26° - 28° icon
  • Hà Giang 25° - 27° icon
  • Tuyên Quang 26° - 28° icon
  • Bắc cạn 24° - 26° icon
  • Thái Nguyên 27° - 29° icon
  • Phú Thọ 26° - 28° icon
  • Vĩnh Phúc 27° - 29° icon
  • Cao Bằng 23° - 25° icon
  • Lạng Sơn 25° - 27° icon
  • Quảng Ninh 28° - 30° icon
  • Bắc Giang 28° - 30° icon
  • Bắc Ninh 28° - 30° icon
  • Hải Phòng 25° - 27° icon
  • Hà Nội 25° - 27° icon
  • Hải Dương 27° - 29° icon
  • Hưng Yên 26° - 28° icon
  • Nam Định 25° - 27° icon
  • Hà Nam 26° - 28° icon
  • Ninh Bình 25° - 27° icon
  • Thái Bình 26° - 28° icon
  • Thanh Hóa 25° - 27° icon
  • Nghệ An 26° - 28° icon
  • Hà Tĩnh 26° - 28° icon
  • Quảng Bình 27° - 29° icon
  • Quảng Trị 26° - 28° icon
  • Huế 25° - 27° icon
  • Đà Nẵng 27° - 29° icon
  • Quảng Nam 27° - 29° icon
  • Quảng Ngãi 26° - 28° icon
  • Bình Định 28° - 30° icon
  • Phú Yên 28° - 30° icon
  • Khánh Hòa 27° - 29° icon
  • Ninh Thuận 25° - 27° icon
  • Bình Thuận 27° - 29° icon
  • Kon Tum 24° - 26° icon
  • Gia Lai 22° - 24° icon
  • Đắc Lăk 23° - 25° icon
  • Đắc Nông 22° - 24° icon
  • Lâm Đồng 17° - 19° icon
  • Bình Phước 24° - 26° icon
  • Tây Ninh 28° - 30° icon
  • Đồng Nai 27° - 29° icon
  • Bình Dương 27° - 29° icon
  • Hồ Chí Minh 27° - 29° icon
  • BR-Vũng Tàu 26° - 28° icon
  • Long An 27° - 29° icon
  • Tiền Giang 28° - 30° icon
  • Vĩnh Long 27° - 29° icon
  • Bến tre 26° - 28° icon
  • Đồng Tháp 27° - 29° icon
  • Trà Vinh 27° - 29° icon
  • An Giang 28° - 30° icon
  • Cần Thơ 27° - 29° icon
  • Hậu Giang 27° - 29° icon
  • Sóc Trăng 27° - 29° icon
  • Kiên Giang 27° - 29° icon
  • Bạc Liêu 27° - 29° icon
  • Cà Mau 28° - 30° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo VBQPPL
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

(17-06-2022)

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.   Xem toàn văn
Các file đính kèm
Dự thảo này đã hết hạn lấy góp ý!
Danh sách góp ý
Hiệp Hội bất động sản TPHCM - 28/06/2022 14:44
Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã nghiên cứu “Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước” (“Dự thảo Thông tư”) và rất hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên nội dung Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về “điều kiện vay vốn”, theo đó “khách hàng có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp” đều có thể được tổ chức tín dụng giải quyết cho vay nếu “có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ; trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh”, có nghĩa là hoạt động cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình được thực hiện bình thường.

Hiệp hội nhận thấy, mục tiêu của “Dự thảo Thông tư” nhằm kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Hiệp hội thống nhất về việc cần thiết bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được cho vay “thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Bởi lẽ, “Dự thảo Thông tư” vẫn cho phép tổ chức tín dụng cho vay để “thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc có đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật”, nên các doanh nghiệp bất động sản làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật thì không bị ảnh hưởng bởi lẽ các dự án kinh doanh bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai hội đủ các điều kiện huy động vốn thì khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc.

Tổ chức tín dụng chỉ không được cho vay để “thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai” như các trường hợp phân lô bán nền trái phép, hoặc các dự án nhà chung cư chưa xây dựng xong phần móng, chưa hội đủ các điều kiện để được huy động vốn theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về “điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh” và Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 còn quy định: “chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính”.

Các quy định pháp luật và đề xuất tại “Dự thảo Thông tư” (nêu trên) vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai, vừa góp phần xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh.

Hiệp hội xin được góp ý một số nội dung như sau:

1/- Góp ý sửa đổi, bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”):

Hiệp hội nhận thấy, có một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”) chưa thật hợp lý, chưa hạn chế được rủi ro tín dụng nhưng lại có biểu hiện của việc thắt chặt tín dụng, nên Hiệp hội xin góp ý kiến như sau:

1.1)- Kiến nghị tổ chức tín dụng cho vay “để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay” trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm:

a. Nhận xét:

Hiệp hội thống nhất về nguyên tắc tổ chức tín dụng không được cho vay “để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay” tại khoản 7 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”), nhưng đề nghị tổ chức tín dụng được cho vay “để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay” trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay, ví dụ: (i) Cho vay mở sổ tiết kiệm chứng minh khả năng tài chính đi du học, du lịch; (ii) Cho vay chứng minh khả năng tài chính để đấu thầu, đấu giá… mà khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

b. Kiến nghị:

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”) như sau:

“7. Để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba, trừ trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay”.

1.2)- Kiến nghị tổ chức tín dụng cho vay để “góp vốn, hợp tác đầu tư” trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm:

a. Nhận xét:

(1) Hiệp hội thống nhất về nguyên tắc tổ chức tín dụng không được cho vay “góp vốn, hợp tác đầu tư” tại khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”), nhưng đề nghị tổ chức tín dụng vẫn được cho vay “góp vốn, hợp tác đầu tư” trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay, ví dụ: (i) Cho vay để góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; (ii) Cho vay để hợp tác đầu tư với bên thứ ba; (iii) Nhận chuyển nhượng vốn góp; (iv) Bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa mà người vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

(2) Hiệp hội nhận thấy, để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tín dụng thì cần phải dựa vào các yếu tố sau: (i) Năng lực chủ thể của khách hàng vay; (ii) Năng lực tài chính/năng lực trả nợ của khách hàng vay; (iii) Tài sản bảo đảm của khách hàng vay; (iv) Lịch sử tín dụng/uy tín của khách hàng vay; (v) Các điều kiện tín dụng của khoản vay.

Do vậy, việc kiểm soát nhu cầu vốn thông qua biện pháp không được cho vay tín dụng chỉ nên quy định trong các trường hợp như sau: (i) Nhu cầu vốn cho các mục đích mà pháp luật cấm, ví dụ như mua bán vũ khí, ma túy, buôn lậu; (ii) Nhu cầu vốn cho các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, ví dụ như mua bán vàng miếng; (iii) Nhu cầu vốn để đảo nợ hoặc nhằm mục đích che giấu nợ quá hạn/nợ xấu.

Đối với các ngành nghề không khuyến khích cho vay thì chỉ yêu cầu áp dụng các điều kiện tín dụng khắt khe hơn để hạn chế tín dụng, ví dụ như giới hạn tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm; giới hạn về tỷ lệ cho vay/tổng dự nợ…

Đối với khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt, có tài sản bảo đảm tốt, thanh khoản cao, pháp lý đầy đủ thì tài sản đó cũng được xem là nguồn lực tài chính của khách hàng như là vốn tự có, vốn đối ứng, ứng trước của khách hàng trong dự án/phương án vay vốn. 

b. Kiến nghị:

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung và tách khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”) thành khoản 8 và khoản 9 (mới), như sau:

(1) Hiệp hội đề nghị nội dung khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”) như sau:

“8. Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa, trừ trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay”.

(2) Hiệp hội đề nghị tách nội dung khoản 9 (mới) Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 “Dự thảo Thông tư”) như sau:

“9. Thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; để đảo nợ hoặc nhằm mục đích che dấu nợ quá hạn/nợ xấu”.

2/- Kiến nghị “quy định nội bộ” của tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu “nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý” thay vì “kiểm soát” việc “cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của tổ chức tín dụng”: 

2.1)- Nhận xét:

Điểm b khoản 7 Điều 1 “Dự thảo Thông tư” bổ sung điểm h khoản 2 Điều 22 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: “h) Kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của tổ chức tín dụng”.

Hiệp hội nhận thấy, việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng “quy định nội bộ” của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết, vừa phục vụ công tác quản lý của chính tổ chức tín dụng, vừa phục vụ công tác quản lý nghiệp vụ, quản lý ngành của Ngân hàng Nhà nước.

Nhưng, do điểm b khoản 7 Điều 1 “Dự thảo Thông tư” sử dụng từ “kiểm soát” việc “cho vay mua, kinh doanh bất động sản” và “kiểm soát” việc “cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn”, nên đã dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước định hướng “thắt chặt” tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả “thắt chặt” cho vay để mua bất động sản cao cấp do đây là khoản vay “có giá trị lớn”, có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng “ngại” hoặc “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở, hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mà điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Do vậy, nên thay thế từ “kiểm soát” bằng từ “quản lý” hoặc cụm từ “tăng cường quản lý” và Ngân hàng Nhà nước cần quy định “khoản vay có giá trị lớn” để thuận tiện cho công tác thống kê và quản lý.

2.2)- Kiến nghị:

Hiệp hội đề nghị sửa đổi điểm b khoản 7 Điều 1 “Dự thảo Thông tư” bổ sung điểm h khoản 2 Điều 22 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

“h) Kiểm soát Quản lý (hoặc Tăng cường quản lý) việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn (từ … đồng đối với khoản vay của cá nhân, hộ gia đình; từ … đồng đối với khoản vay của tổ chức) theo xác định của tổ chức tín dụng”.

Trân trọng kính trình!

File đính kèm:
gopyduthaottcuanhnn.docx
Thu gọn
Trần Đình Tiến Dũng - 23/06/2022 09:02
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Tôi đồng với dự thảo. Dự thảo rất hay. Phù hợp với thực tế, giảm thiểu được đầu cơ BĐS. Hướng tới sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đối với các nhu cầu vay vốn thấp của các hộ nông dân nên có cơ chế khác đặc biệt là cho vay bù đắp hàng hóa. Vì các hộ dân mua nhỏ lẻ thường thanh toán trước vay ngân hàng sau.
Thu gọn
Phan Ngọc Phi - 22/06/2022 00:35
Kiến Nghị Về Việc Sửa Đổi Bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Xem chi tiết
Nội dung góp ý:
Theo tôi, việc hợp pháp hóa cho vay qua các phương tiện điện tử được ban hành sẽ giúp cho các cá nhân và tổ chức dễ dàng tiếp cận với các khoản vay phù hợp. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến việc lạm dụng của các TCTD đối với việc không áp trần lãi suất và các điều khoản cho vay cụ thể đối với các khoản vay này. Đặc biệt là những cá nhân thiếu sự hiểu biết về hợp đồng vay và đang trong hoàn cảnh khó khăn. Thêm vào đó, một số tổ chức cũng áp dụng bảo hiểm khoản vay đối với các khoản vay một cách không phù hợp. NHNN là cơ quan có chức năng và nhiệm vụ kiểm soát những vấn đề này. Vì thế, tôi cho rằng NHNN cần có những qui định cụ thể để giải quyết các vướng mắc trên. Kiến nghị này mang tính chất xây dựng và dựa trên nhận thức cá nhân.
Thu gọn
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.chinhphu.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.