Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị TW6 (Khóa IX) về KH&CN
QUYẾT ĐỊNH
của Thủ tướng Chính phủ số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002 về việc phê duyệt chương trình hành động của chính phủ thực hiện kết luận của hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX về khoa học và công nghệ.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ kết luận của hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương đảng khoá IX;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2002/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2002 của chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm quyết định này chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương đảng khoá IX về khoa học công nghệ.
Điều 2. Giao bộ khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện chương trình hành động này, định kỳ báo cáo thủ tướng chính phủ về kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Thủ tướng chính phủ
(đã ký)
PHAN VĂN KHẢI
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (ban hành kèm theo Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002 của thủ tướng chính phủ).
A.MỤC TIÊU
Triển khai thực hiện kết luận cảu hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương dản khoaIX về khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2010 nhằm: Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; chú trọng chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu khoa học và công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây dựng và phát triển có trọng điểm một số hướng công nghệ cao; đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
B. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
I. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng phân công, phân cấp từ trung ương đến địa phương.
2. Rà soát lại và ban hành mới các cơ chế, chính sách về kinh tế và tài chính nhằm tạo động lực để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ; có chính sách thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Xây dựng quy chế dân chủ nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tự do sáng tạo để khai thác mọi tiềm năng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo luật pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện tốt quy chế dân chủ đi đôi với tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu các tổ chức khoa học và công nghệ.
4. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng:
- Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ.
- Các Bộ không trực tiếp quản lý các tổ chức nghiên cứu khoa học và côgn nghệ không phục vụ quản lý nhà nước.
- Từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; phát triển nhanh doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
5. Đổi mới cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, các chính sách thuế, tín dụng để khuyến khích các hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ và hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ được tạo ra trong nước.
6. Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
7. Thành lập cơ chế liên kết giữa đào tạo - Nghiên cứu - Sản xuất kinh doanh; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ khác; tăng mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
8. Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển khoa học và công nghệ nhằm đưa tổng mức đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010; bảo đảm tốc độ tăng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước hàng năm cao hơn tốc độ chi ngân sách nhà nước. Nhà nước đầu tư , bảo đảm kinh phí hoạt động cho các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý luận khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng an ninh và những nhiệm vụ trọng điểm khác theo yêu cầu của đảng và nhà nước.
II. TẠO LẬP VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và thường xuyên đổi mới công nghệ.
2. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
3. Hình thành các tổ chức quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ ( tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ).
III. PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chung về đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ ; chú trọng đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, gửi cán bộ khoa học và công nghệ đi đào tạo tại các nước có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
2. Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trọng dụng nhân tài.
3. Xây dựng nghị định về thống kê khoa học và công nghệ và đề án tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, các thư viện điện tử.
4. Xây dựng các biện pháp phát triển hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển khoa học và công nghệ; chính sách thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
5. Xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế quản lý khu công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng hai khu công nghệ cao Hoà Lạc và Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Xây dựng Quy chế quản lý và cơ chế, chính sách đối với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
IV. TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG ĐIỂM
1. Đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu khoa học và công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn.
a) Rà soát, xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết các chương trình kinh tế - xã hội với các chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;
b) Xây dựng cơ chế , chính sách, chương trình chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ cho phát triển nông thôn, trong đó tập trung vào các chương trình ứng dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản; phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hoá) và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Phát triển các công nghệ thích hợp và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ đối với các ngành công nghiệp chủ lực nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.
C. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
I. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
Bộ văn hoá- thông tin tiếp tục phối hợp với các Bộ, các địa phương triển khai tuyên truyền, quán triệt chương trình hành động của chính phủ thực hiện kết luận của hội nghị trung ương lần thứ sáu khoá IX về khoa học và công nghệ.
Bộ khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II. TRIỂN KHAI VÀ THEO DÕI THỰC HIỆN
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chương trình hành động này của chính phủ ( kèm theo danh mục các nhiệm vụ quy định tại chương trình hành động):
- Cụ thể hoá thành chương trình hành động thực hiện kết luận của Hội nghị trung ương lần thứ sáu khoá IX của cơ quan, địa phương mình;
- Phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của chính phủ;
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chương trình hành động thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, kịp thời tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện;
- Định kỳ 6 tháng báo cáoc kết quả thực hiện về Bộ Khoa học và công nghệ để tổng hợp tình hình, báo cáo thủ tướng chính phủ./.
Thủ tướng chính phủ
(đã ký)
PHAN VĂN KHẢI
|
Sau Đại hội Đảng IX, toàn ngành KH&CN đã nghiên cứu quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội, xây dựng các chương trình hành động nhằm làm cho KH&CN trở thành một trong những khâu đột phá, đóng góp quan trọng vào chất lượng phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2010 do Đại hội đề ra.
Năm 2002, Hội nghị TW6 (Khoá IX) đã kết luận cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị TW2 (Khoá VIII) về KH&CN, đề ra một số việc cụ thể, nhất là những giải pháp có tính đột phá để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước, nâng cao năng lực nội sinh của KH&CN nước nhà, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN vừa giỏi về chuyên môn, vừa vững về tư tưởng, gắn KH&CN với đào tạo, sản xuất, kinh doanh. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị TW6 (Khoá IX) về KH&CN, phân công các Bộ, ngành phụ trách thực hiện. Chương trình hành động gồm 21 đề án và bốn nhóm nhiệm vụ lớn: đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN; tạo lập và phát triển thị trường KH&CN; phát triển tiềm lực KH&CN; tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm.
Bộ KH&CN coi việc tổ chức triển khai thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Chương trình hành động trên là một nhiệm vụ trọng tâm. Tháng 3/2003, Bộ KH&CN đã tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động với sự tham gia của đông đảo các Bộ, ngành, các UBND và Sở KH&CN nhằm thống nhất các giải pháp thực hiện cũng như các bước đi cụ thể.
Trong năm đầu tiên thực hiện Chương trình hành động, một số đề án quan trọng đã được triển khai, như: Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, Đề án Quỹ phát triển KH&CN; Đề án đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN; Đề án thúc đẩy tạo lập và phát triển thị trường KH&CN.
Danh mục các nhiệm vụ quy định tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận của Hội nghị TW6 (Khóa IX) về KH&CN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
I
|
Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động KH&CN
|
|
|
1
|
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương
|
2
|
Rà soát và ban hành mới các cơ chế, chính sách về kinh tế và tài chính nhằm tạo động lực để cho KH&CN phát triển
|
Bộ KH&ĐT
|
Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan
|
3
|
Xây dựng Quy chế dân chủ nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tự do sáng tạo để khai thác mọi tiềm năng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về KH&CN theo Luật KH&CN
|
Trung tâm KHXH &NVQG
|
Trung tâm KHTN&CNQG, Bộ Nội vụ, Bộ KH&CN
|
4
|
Đề án đổi mới tổ chức và quản lý các tổ chức KH&CN
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
5
|
Xây dựng cơ chế tài chính để thúc đẩy hoạt động KH&CN phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN; đổi mới các chính sách thuế, tín dụng để khuyến khích các hoạt động sáng tạo KH&CN; xây dựng chính sách bảo trợ ứng dụng các tiến bộ KH&CN được tạo ra trong nước
|
Bộ Tài chính
|
Bộ KH&CN, Ngân hàng NNVN
|
6
|
Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển KH&CN quốc gia
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Tài chính, Ngân hàng NNVN
|
7
|
Xây dựng cơ chế liên kết giữa đào tạo-nghiên cứu-sản xuất kinh doanh; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu KH&CN khác; đảm bảo kinh phí cho nghiên cứu cơ bản và tăng mức đầu tư cho nghiên cứu trong các trường đại học
|
Bộ GD&ĐT
|
Bộ KH&CN, Bộ KH&ĐT
|
8
|
Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển KH&CN
|
Bộ Tài chính
|
Bộ KH&ĐT
Bộ KH&CN
|
II
|
Tạo lập và phát triển thị trường KH&CN
|
|
|
1
|
Hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN
|
Bộ KH&CN
|
Bộ KH&ĐT
|
2
|
Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
|
Bộ KH&CN
|
Bộ VH-TT, Bộ Thương mại
|
3
|
Hình thành các tổ chức quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Nội vụ
|
4
|
Phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Nội vụ
|
III
|
Phát triển tiềm lực KH&CN
|
|
|
1
|
Xây dựng qui hoạch, kế hoạch chung về đào tạo nhân lực KH&CN; chú trọng đào tạo cán bộ KH&CN có trình độ cao, gửi cán bộ KH&CN đi đào tạo tại các nước có trình độ KH&CN tiên tiến
|
Bộ GD&ĐT
|
Bộ KH&CN
Bộ KH&ĐT
|
2
|
Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ KH&CN, trọng dụng nhân tài, cán bộ KH&CN về công tác tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
3
|
Xây dựng Nghị định về thống kê KH&CN và đề án tổ chức hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, các thư viện điện tử
|
Bộ KH&CN
|
Tổng cục Thống kê
|
4
|
Xây dựng các biện pháp phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN; các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển KH&CN; các chính sách thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài và trí thức nước ngoài phục vụ phát triển KH&CN
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan
|
5
|
Xây dựng cơ chế, chính sách và Quy chế quản lý đối với Khu Công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng hai Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hồ Chí Minh
|
Bộ KH&CN
|
Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
|
6
|
Xây dựng quy chế quản lý và cơ chế, chính sách đối với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia
|
Bộ KH&CN
|
Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
|
IV
|
Tập trung chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm
|
|
|
1
|
Đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN
|
Trung tâm KHXH&NVQG
|
Bộ KH&CN
|
2
|
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ và thành tựu KH&CN cho nông nghiệp, nông thôn:
a) Xây dựng cơ chế lồng ghép, gắn kết các chương trình KT-XH với các chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình chuyển giao tiến bộ KH&CN cho nông thôn, trong đó tập trung vào các chương trình ứng dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản; phát triển các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
|
Bộ NN&PTNT
|
Bộ KH&CN, Bộ Thủy sản
|
3
|
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các hướng công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, cơ khí điện tử và tự động hóa) và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Phát triển các công nghệ thích hợp và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ đối với các ngành công nghiệp chủ lực nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Công nghiệp, Bộ NN&PTNT, Bộ BCVT, Bộ Y tế
|