Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghị quyết TW2 -Khóa VIII)
Toàn văn Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhiệm vụ đến năm 2000:
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định từ nay đến nǎm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) quyết định định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến nǎm 2020 và những nhiệm vụ đến nǎm 2000.
Phần I: Thực trạng khoa học và công nghệ
1- Thành tựu
Đảng ta đã có một số nghị quyết về khoa học và công nghệ như nghị quyết 37 của Bộ Chính trị (khoá IV), Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị ( khoá VI), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII). Việc thực hiện các nghị quyết này đã bước đầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Khoa học xã hội và nhân vǎn đã góp phần bổ xung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng. Các vấn đề về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, tǎng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vǎn hoá và phát triển... cũng đã được nghiên cứu sâu hơn. Việc nghiên cứu các di sản lịch sử, vǎn hoá, vǎn minh và con người Việt Nam tiếp tục có những phát hiện mới. Việc tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và phát triển lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đạt một số kết quả.
Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới.
Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điề tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới. Một số nghành nghiên cứu cơ bản đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học có khả nǎng tiép cận trình độ hiện đại trên thế giới.
Các nghành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuát và đời sống. Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao nǎng suất , chất lượng và hiệu quả trong các nghành sản xuất nông nghiêp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, nǎng lượng, dầu khí, hành tiêu dùng, hàng xuất khẩu..., xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh.
Việc nghiên cứu về chính sách, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường bước đầu được quan tâm, Luật Môi trường đã được ban hành.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước trưởng thành, được tập hợp, có thêm điều kiện để phát huy khả nǎng và công hiến cho sự nghiệp chung. Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Có được những thành tựu trên đây, trước hết là do đường lối đúng đắn của Đảng, do nhu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhờ sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khoa học và công nghệ. Mặt khác đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và có nhiều cố gắng và thích nghi với cơ chế mới; quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học và công nghệ được mở rộng.
2- Yếu kém
Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm nǎng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực.
Trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều nghành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý. Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước chưa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đới sống còn thấp. Tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng xấu đến nǎng xuất lao động và môi trường sinh thái.
Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ về phương diện lý luận. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội thiếu những dự báo khoa học. Việc tổng kết thực tiễn bị coi nhẹ. Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận và khoa học xã hội chưa được khắc phục.
Môi trường ở một số cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nặng nề. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, đành bắt thuỷ hải sản bằng các phương tiện có tính chất huỷ diệt... đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Số đông cán bộ có trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán bộ. Không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám nghiêm trọng.
Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối. có nhiều bất hợp lý. Nông thôn và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu; thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời.
Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một bước, nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất - kinh doanh và với quốc phòng - an ninh; giữa các nghành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân vǎn. Tinh thần hợp tác giữa các nhà khoa học, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học còn yếu.
Nguyên nhân của những yếu kém trên đây là:
1- Các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền chưa thật sự coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, chưa tập trung trí tuệ, công sức cho sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động khoa học và công nghệ. Nhiều chủ trương đúng đắn về khoa học và công nghệ trong các vǎn kiện của đảng chậm được thể chế hoá về mặt nhà nước và chưa được thực hiện nghiêm túc.
- Chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu chưa khuyến khích và buộc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ. Môi trường đầu tư và cạnh tranh chưa thuận lợi, chưa tạo được động lực cho việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất - kinh doanh.
- Chưa nhận thức đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển. Đầu tư tài chính của Nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ còn quá thấp. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khoá VI) quy định mức đầu tư tối thiểu 2% Tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không được chấp hành nghiêm chỉnh (trong nhiều nǎm tỷ lệ này chỉ dưới 1%). Việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chưa có hiệu quả. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho việc phát triển khoa học và công nghệ.
- Thiếu chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên còn mất cân đối về đào tạo và sử dụng. Nhiều chính sách cán bộ chưa thoả đáng và không kịp thời đổi mới. Chế độ tiền lương mang nặng tính bình quân, lao động trí óc chưa được đãi ngộ xứng đáng.
- Việc sử lý sản xuất, xuấy nhập khẩu còn nhiều sơ hở, quy chế giám định công nghệ chưa chặt chẽ nên nhiều thiết bị, công nghệ lạc hậu được nhập vào nước ta, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và gây tác hại xấu đến môi trường.
2- Quản lý khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường còn lúng túng, bất cập. Việc tổ chức phân bổ lực lượng còn phân tán. Việc quản lý các chương trình còn mang nặng tính hành chính, còn dàn trải; chưa gắn chương trình nghiên cứu với chức nǎng và nhiệm vị của cơ sở nghiên cứu, chưa đề cao tinh thần trách nhiệm và phát huy tính chủ động của cơ sở; thiếu sự kết hợp giữa chương trình kinh tế - xã hội với chương trình khoa học và công nghệ. Nhiều cơ quan khoa học chưa gắn với khoa học sản xuất, chưa chủ động phối hợp với địa phương để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
3- Công tác đảng, công tác chính trị - tư tưởng trong một số viện nghiên cứu, trường đại học còn yếu. Tác dụng lãnh đạo của tổ chức đảng ở những nơi này còn hạn chế. Việc phát triển đảng trong trí thức chưa được quan tâm đầy đủ.
Phần II: Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Định hướng chung cho chiến lược khoa học và công nghệ từ nay đến nǎm 2020 là:
1- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị vǎn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ xung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các nghành sản xuâts, kinh doanh, dịch vụ, quản lý quốc phòng - an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản. làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ nước ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự nghiệp phát triển của đất nước trong thề kỷ 21.
3- Nâng cao nǎng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tǎng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả nǎng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhiệm vị của các lĩnh vực khoa học và công nghệ:
1- Khoa học xã hội và nhân vǎn
- Vận dụng sáng tạo kỹ thuật, phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hộikhoa học; nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đổi trong quan hệ quốc tế; dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt nam.
- Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp. Nghiên cứu lý luận và chính sách quản lý kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tổ chức và phương pháp hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề đảng cầm quyền và xây dựng đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải pháp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
- Nghiên cứu các vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ vǎn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thời đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống vǎn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa vǎn hoá thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, làm chỗ giựa cho việc giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân ta. Xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nhgiệm các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới.
- Nghiên cứu về lịch sử, vǎn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự... của các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương.
2- Khoa học tự nhiên
Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh học, các khoa học về trái đất và biển...) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hiệu quả thiên tai và nhằm xây dựng nǎng lực khoa học cho việc làm chủ công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Chú trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự phát triển của khoa học và công nghệ.
3- Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Đến nǎm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các nghành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông - lâm- hải sản, cơ khí điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính -viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng nǎng lượng, y dược. Phát triển một số nghành công nghiệp biển. ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các nghành công nghiệp hiện đại.
4- Tiềm lực khoa học và công nghệ
Nâng cao nǎng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả nǎng tiếp thu các tri thức mới của thế giới. Thích nghi, làm chủcác công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm cǎn cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
Đến nǎm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế. Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiềm lực khoa học và công nghệ như: tỷ lệ phần trǎm tổng thu nhập quốc dân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu - triển khai trên 1 vạn dân, số phát minh, sáng chế được đǎng ký cấp giấy chứng nhận....
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược trên, cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:
1- Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển công nghệ - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học, công nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ.
2- Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các nghành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tǎng trưởng kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng.
Khoa học công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học tự nhiên và kỹ thuật gắn với khoa hock xã hội và nhân vǎn.
3- Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Phát huy cao độ khả nǎng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể và khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học, công nghệ.
4- Phát huy nǎng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với nhu cầu thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới.
5- Phát triển khoa học, công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phần III: Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến nǎm 2000
1- Mục tiêu
Nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí để tiếp thu và vận dụng các thàmh tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đạt được những chuyển biến rõ nét về các mặt sau đây:
Bảo đảm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hướng chiến lược, chính sách, chủ trương, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.
Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, kết hợp với cải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới về nǎng xuất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
- Đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực ở những nghành sản xuất và dịch vụ chủ yếu.
Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ:
Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quyết tâm đưa đất nước lên đỉnh cao mới. Phấn đấu đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rưỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ.
- Tǎng cường một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học công nghệ. Tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm cần thiết đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trong điểm, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, hoá dầu, nǎng lượng, chế tạo máy tự động hoá, để phát triển nhanh các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên.
2- Nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đến nǎm 2000
1- Khoa học xã hội và nhân vǎn
Tập trung nghiên cứu các vấn đề
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
- Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xây dựng quan hệ sản xuất theo con đường xã hội chủ nghĩa; sự biến đổi các giai cấp, tầng lớp xã hội; các chính sách bảo đảm tiến bộ xã hội và công bằng xã hội.
- Xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người trong thời kỹ công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người; đấu tranh chống những ảnh hưởng độc hại từ mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa với bên ngoài.
Tǎng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tǎng cường đoàn kết dân tộc trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Những vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Làm rõ bản chất và con đường phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện cơ chế quảnlý mới.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân.
- Vấn đề kinh tế tư bản nhà nước, mối quan hệ giữa chế độ đa sở hữu và các hình thức phân phối, giữa quản lý vĩ mô và điiều hành vi mô đối với sản xuất và kinh doanh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, triết học, vǎn học nghệ thuật..., đặc điểm con người Việt Nam.
Tổng kết kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc, xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới.
- Tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực Đông Nam á và châu á - Thái Bình Dương.
2- Khoa học tự nhiên
Nghiên cứu một số vấn đế lý thuyết thuộc lĩnh vực mũi nhọn và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tạo cơ sở cho đổi mới công nghệ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trước mắt tập trung chủ yếu vào các nghành toán học, công nghệ thông tin, các khoa học hệ thống và điều khiển học; vật lý chất rắn, quang học, vật lý lade, vật lý hạt nhân; cơ học các kết cấu công trình, cơ học các vật liệu mới, động lực học, các hệ thuỷ khí động học; hoá hữu cơ, hấp thụ và xúc tác, hoá phân tích; sinh vật học nhiệt đới, kỹ kỹ thuật tế bào, công nghệ gien, sinh học phân tử; cấu trúc địa chất và đặc điểm địa động lực Việt nam, vật lý địa cầu, nghiên cứu địa lý, biến đổi khí hậu, dự báo các quá trình tai biến thiên nhiên Việt nam, nghiên cứu biển, thềm lục địa.
3- Công nghệ
Lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính. Tạo được khả nǎng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tǎng cao, ngành công nghiệp mới xây dựng, ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với những lĩnh vực còn cơ sở vật chất - kỹ thuật và sản xuất còn hiệu quả.
- Về nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây. con có nǎng suất và chất lượng cao. làm chủ được các công nghệ sản xuất các giống ưu thế lai về lúa, ngô và rau quả. áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ sinh học, sử dụng hợp lý hoá chất, sản xuất các nông sản sạch. Phát triển chǎn nuôi; nâng cao trình độ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm, đánh bắt và chế biến thuỷ sản; đẩy nhanh cơ giới hoá; sử dụng phương pháp tưới tiêu tiên tiến; có các chính sách, giải pháp công nghệ để đưa diện tích có rừng che phủ lên 40%, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng trọt cũng như khai thác hợp lý các vùng đất mới; áp dụng đông bộ các tiến bộ kỹ thuật để phát triển các nghành công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn hợp tác hoá với công nghiệp hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn; hình thành các cụm dân cư, các thị tứ, xây dựng các mô hình làng sinh thái, giải quyết nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn.
- Về công nghiệp và kết cấu hạ tầng: làm chủ các công nghệ mới trong chế tạo máy, nhất là công nghệ đúc, hàn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, gia công chính xác; ứng dụng công nghệ sử dụng máy tính và tự động hoá trong chế tạo máy; nâng cao nǎng lực thiết kế và chế tạo các dây chuyền snả xuất cho các nghành công nghiệp. ứng dụng các công nghẹ mới nhất về thǎm dò, khai thác và chế biến dàu khí. Tiếp cận những công nghệ mới để chuẩn bị xây dựng các cơ sở gang thép, sản xuất nhôm, các vật liệu mới, hợp kim và kim loại khác, các cơ sở sản xuất phân bón cũng như một số hóa chất cơ bản. Lập công bằng tổng thể các dạng nhiên liệu, nǎng lượng cho nhu cầu đến nǎm 2020; nâng cao hiệu quả xây dựng các nhà máy điện, chuyển tải điện nǎng, giảm tổn thất điện nǎng; đẩy mạnh việc ứng dụng nǎng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, khí sinh vật; chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng nǎng lượng nguyên tử sau nǎm 2000. Hiện đaị hoá công nghệ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, đường sắt đường bộ, giao thông đô thị... Nghiên cứu quy hoạch đô thị, quy hoạch dân cư phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Bảo vệ sức khoẻ: Nghiên cứu các vấn đề y sinh cơ bản, ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ, các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu, ngǎn chặn AIDS; cải thiện tình trạng dinh dưỡng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc.
- Công nghệ cao: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... nhằm nhanh chóng hiện hoá công nghệ trong các ngành kinh tế quốc dân và tạo ra các ngành mũi nhọn cao giá trị gia tǎng cao. Bước đầu xây dựng 2 khu công nghệ cao tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
4- Tài nguyên và môi trường
Sử dụng các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng chống, giảm nhẹ tác hại thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng dụng những công nghệ mới trong điều tra tài nguyên, dự báo khí tượng htuỷ vǎn, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường; tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển vùng. Bố trí hợp lý không gian lãnh thổ và dân cư; bảo vệ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.
5- Quốc phòng - an ninh
Tổ chức điều tra, nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật phục vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sửa chữa, bảo trì các loại vũ khí, quân trang, quân dụng. Nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bảo vệ vững chắc biên giới lãnh thổ của tổ quốc.
Phần IV: Những giải pháp chủ yếu
1- Tạo lập thị trường cho khoa học và công nghệ
- Dùng các công cụ về thuế, về tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với các ưu tiên của nhà nước. áp dụng chế độ thuế nhập khẩu thấp đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Miễn mọi loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ mới. Giảm thuế lợi tức trong một số nǎm đối với các sản phẩm làm ra bằng công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng trong nước, có chính sách ưu đãi đối với việc áp dụng các công nghệ do trong nước sáng tạo ra.
- Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước quy định chế độ thưởng cho tập thể lao động và các tác giả về sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới.
- Có viện nghiên cứu được thành lập các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các trung tâm ứng dụng, tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên môn mà viện đảm nhận, được phép liên doanh với nước ngoài theo quy định của nhà nước.
- Thành lập các tổ chức nghiên cứu - triển khai trong các tổng công ty và doanh nghiệp lớn.
- Mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ. Miễn hoặc giảm thuế doanh thu cho các hoạt động tư vấn khoa học và công nghệ.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ.
2- Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ
- Có chính sách lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai.
Có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình khoa học và công nghệ có giá trị. Có cơ chế để cán bộ khoa học và công nghệ bảo đảm thu nhập thích đáng thông qua việc tham gia các hợp đồng nghiên cứu- triển khai.
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa, hoài bão, lý tưởng say mê khoa học; áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu.
- Tǎng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ; trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. khơi dậy nhiệt tình của thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp và công nghệ.
- Xây dựng và thực hiện quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tǎng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khám phá khoa học, những kiến nghị giải pháp khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như kinh tế - xã hội. Có những hình thức tổ chức, phương pháp và cơ chế hoạt động hợp lý để phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài nǎng cá nhân của nhà khoa học.
- Trang bị kỹ thuật, thông tin, thiết bị đồng bộ cho một số phòng thí nghiệm, một số viện nghiên cứu trong điểm, một số bộ môn ở trường đại học đạt mức tiên tiến trong khu vực. Tǎng dần trang thiết bị và nâng cấp các thư viện cho các trường, các viện nghiên cứu.
- Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ về làm việc tại các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khǎn.
- Quy định tuổi về hưu thích hợp đối với cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao; có nhiều hình thức sử dụng và phát huy nǎng lực của đội ngũ trí thức tuổi cao còn sức cống hiến.
- Khuyến khích và đào tạo điều kiện thận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thoả đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước.
3- Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi mặt của sản xuất, đời sống. Đẩy mạnh phong trào thi đua tǎng nǎng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công tác trong toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, động viên khen thưởng và tôn vinh kịp thời với những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào này.
4- Tǎng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn.
- Tǎng dần tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng nǎm chi cho khoa học và cộng nghệ để đén nǎm 2000 đạt không dưới 2% tổng chi nhân sách.
- Chương trình phát triển khoa học và công nghệ phải là một bộ phận quan trọng trong nội dung của mỗi chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội phải là cơ sở thực tiễn và là nơi tạo nhu cầu và cung cấp nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ.
- Trích một phần vốn của các dự án đầu tư để tiến hành nghiên cứu, phản biện, đánh giá những vấn đề khoa học và công nghệ có liên quan tới nội dung, chất lượng dự án.
- Có cơ chế để doanh nghiệp dành một phần vốn cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ và đào tạo nhân lực. Phần vốn này không chịu thuế.
- Nhà nước chú trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nhất là những lĩnh vực khoa học xã hội và nhân vǎn cũng như lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc thù của Việt Nam.
5- Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
- Có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại.
- Có cơ chế sử dụng vốn vay và viện trợ nước ngoài để đầu tư có hiệu quả cho khoa học và công nghệ. Hình thành một số cơ sở quốc tế về khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng để cử người có đức, có tài đi đào tạo ở những nghành nghề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến; khuyến khích việc tự túc đi học ở nước ngoài về khoa học và công nghệ.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và công nghệ, nhất là cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài.
6- Tǎng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm.
- Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong mọi nghành, mọi cấp đều phải có sự thẩm định của các tổ chức khoa học về giải pháp công nghệ và về những tác động của nó đến môi trường và xã hội. Việc thẩm định phải được luật pháp hoá.
- Tǎng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có biện pháp kịp thời, ngǎn chặn và đình chỉ sản xuất lưu thông hàng giả.
- Tiến hành nghiêm ngặt công tác thanh tra, kiểm tra môi trường sinh thái. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch. Ngǎn ngừa và sử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án đầu tư, các quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải có một phần vốn đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường.
7- Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.
- Kiện toàn tổ chức nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ trung ương đến cấp huyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, tǎng cường công tác thanh tra công nghệ và thanh tra môi trường.
- Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu. Kiểm tra hoạt động, hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ.
- Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, của Hội đồng khoa học và công nghệ nghành và địa phương.
- Ban hành luật khoa học và công nghệ. Nhà nước quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời phân cấp quản lý và phát huy tính chủ động của các cơ sở nghiên cứu triển khai.
- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn các cơ quan khoa học và công nghệ theo hướng củng cố trung tâm khoa học quốc gia và một số cơ quan khoa học công nghệ trọng điểm nghành, bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài khu vực và nhà nước.
- Củng cố và tǎng cường hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập họp rộng rãi các lực lượng trí thức. Phát huy vai trò chính trị - xã hội của liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật ở trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như trong công tác tư vấn, phản diện và giám định xã hội. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật.
8- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân vǎn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống vǎn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội.
- Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ về lãnh đạo - quản lý, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin công nghệ.
- Phát triển và quản lý tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin về khoa học và công nghệ nước ngoài.
Phần V: Tǎng cường sự lãnh đạo của đảng đối với khoa học và công nghệ
Đổi mới và tǎng cường sự lãnh đạo của đảng là nhân tố quyết định làm cho khoa học và công nghệ trở thành nền tảng và động lực mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để các định hướng chiến lược khoa học và công nghệ được thực hiện có hiệu quả, các cấp uỷ đảng từ trung ương đến cơ sở phải tổ chức cho đảng viên và quần chúng quán triệt nghị quyết này, đặc biệt là quan tâm sử dụng khoa học và công nghệ, tạo động lực, nguồn lực và môi trường thuận lợi nhất cho khoa học và công nghệ phát triển.
Trong chỉ đạo mọi lĩnh vực hoạt động, các cấp uỷ đảng cần chú trọng nội dung khoa học và công nghệ; thường xuyên kiểm tra luận cứ khoa học, trình độ công nghệ, hiệu quả kinh tế - xã hội của các chủ trương, chính sách, dự án phát triển thuộc phạm vi mình phụ trách.
Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng có chỉ thị thực hiện Nghị quyết này.
Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ; thể chế hoá các chính sách, chủ trương phát triển khoa học và công nghệ; chỉ đạo gắn kết chương trình kinh tế - xã hội với chương trình khoa học và công nghệ.
Đảng đoàn Quốc hội nhanh chóng đưa vào chương trình xây dựng pháp luật những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Sớm trình Quốc hội Luật Khoa học và Công nghệ.
Ban cán sự đảng cán bộ, nghành; đảng đoàn của các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp kịp thời cụ thể hoá chiến lược khoa học và công nghệ thành các chủ trương, các biện pháp, bước đi cụ thể phù hợp với chức nǎng, nhiệm vụ tổ chức của mình; tổ chức các phong trào quần chúng sâu rộng, phát huy sáng kiến, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, sáng chế phát minh, tiến quân mạnh mẽ vào khoa học và công nghệ.
Các cấp uỷ đảng tiến hành kiện toàn các cơ quan tham mưu về khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả tổ chức, triển khai chiến lược khoa học, công nghệ phù hợp với địa phương theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Các cấp uỷ đảng và mỗi đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học và công nghệ, nắm chắc những mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để tổ chức. Vận động quần chúng thực hiện tốt nghị quyết này.
Đảng bộ các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm phát triển đảng sâu rộng trong đội ngũ trí thức, đặc biệt đối với những nhà khoa học nghành đầu và những trí thức trẻ.
Ban Khoa giáo Trung ương giúp bộ Chính trị làm đầu mối thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc, định kỳ sơ kết, báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến bổ xung, uốn nắn điều chỉnh các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết .
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Tổng Bí thư
Đỗ Mười
(Đã ký)