BỘ TƯ PHÁP
Số: 2394/TCBC-BTP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 07
năm
2022
|
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Văn bản quy phạm pháp luật
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong
tháng 06 năm 2022
_________________________
Thực hiện khoản 2,
khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Bộ Tư pháp ra Thông
cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành trong tháng 06 năm 2022 như sau:
I. DANH MỤC VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 06 năm
2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật như sau:
Các Nghị định của
Chính phủ:
1. Nghị định
số37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và
thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Nghị định số
42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
3. Nghị định số
44/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử
dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
II. HIỆU
LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN
HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁCVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số
37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và
thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Hiệu lực
thi hành: Nghị
định có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.
b) Sự cần thiết,
mục đích ban hành:
- Thực tiễn thi hành
các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong những năm qua cho thấy nhiều
quy định về mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả,... chưa tương xứng với
tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra dẫn đến không
bảo đảm tính giáo dục, răn đe, tình trạng VPHC trong lĩnh vực các Nghị định này
điều chỉnh vẫn diễn biến phức tạp.
- Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thiếu cơ sở pháp lý
để xử phạt và quản lý hoạt động sản xuất, sử dụng tàu bay không người lái và
phương tiện bay siêu nhẹ, vì vậy cần bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính
về tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
- Sửa đổi, bổ sung
các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu;
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phù hợp với quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp
luật có liên quan.
- Khắc phục những
bất cập, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định, khả thi nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu;
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa
của Việt Nam.
c) Nội dung
chủ yếu: Nghị
định gồm 6 điều, cụ thể như sau:
- Điều 1, quy định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
- Điều 2, quy định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia.
- Điều 3, quy định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm
lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung một
số điều tại Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13/3/2017).
- Điều 4, quy định
thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm, khoản, Điều, Mục của các Nghị định.
- Điều 5, quy định
về điều khoản thi hành của Nghị định.
- Điều 6, quy định
về trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định.
2. Nghị định số
42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
a) Hiệu lực thi hành:
Nghị định
này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
Nghị định số
42/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của
Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
b) Sự cần thiết,
mục đích ban hành:
- Sự cần thiết:
Ngày 13/6/2011,
Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông
tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước. Sau 10 năm thực hiện Nghị định, việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước đã đạt được một số kết
quả quan trọng, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các
cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả hơn; góp phần phòng, chống tham nhũng,
thực hiện cải cách hành chính toàn diện. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin và
dịch vụ công trực tuyến vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong cả thực tế triển
khai và môi trường pháp lý, đồng thời cũng cần nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm
quốc tế về cung cấp dịch vụ trực tuyến vào thực tiễn phát triển của Việt Nam.
Nhằm khắc phục triệt
để các tồn tại, hạn chế, đồng thời cập nhật các nội dung mới phù hợp với sự phát
triển công nghệ, thực tiễn cung cấp dịch vụ trực tuyến trong nước và quốc tế,
bảo đảm tính khả thi khi thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử
hướng tới Chính phủ số nói chung và mục tiêu Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ
xã hội nói riêng, việc xây dựng và ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định
số 43/2011/NĐ-CP là hết sức cần thiết. Trong đó, môi trường pháp lý phải tạo
điều kiện để triển khai các định hướng lớn về cung cấp dịch vụ công trực tuyến
của cơ quan nhà nước trong giai đoạn mới, cụ thể như:
+ Cung cấp thông
tin, dịch vụ công trực tuyến đa dạng, bất cứ lúc nào, bất cứ đâu và trên bất cứ
phương tiện gì;
+ Chỉ cung cấp một
lần đối với dữ liệu yêu cầu người dùng cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thực
hiện dịch vụ công trực tuyến;
+ Cung cấp dịch vụ
công trực tuyến có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, an toàn bảo mật, được chuẩn
hoá, cá thể hóa;
+ Cung cấp dịch vụ
công trực tuyến toàn trình được quản lý và giám sát;
+ Tích hợp dịch vụ
xung quanh nhu cầu người dân và doanh nghiệp;
+ Thay đổi văn hoá
làm việc, thể chế để cung cấp kịp thời dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà
nước;
+ Sản phẩm phần mềm
dịch vụ công trực tuyến được cung cấp dưới dạng dịch vụ;
+ Cùng người dùng
tạo dịch vụ công trực tuyến và tạo kênh tương tác tích cực với người dân, doanh
nghiệp;
+ Tạo hệ sinh thái
cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.
- Mục đích ban hành:
Việc ban hành Nghị định mới nhằm mục đích sau:
+ Khắc phục những
tồn tại, hạn chế trong cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến thời gian
qua, đồng thời bổ sung các quy định mới phù hợp với sự phát triển công nghệ,
thực tiễn cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong nước và quốc tế; hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật về chuyển đổi số hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số;
+ Bảo đảm các điều
kiện cho việc cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được
đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, thuận tiện, an toàn qua nhiều kênh cung
cấp khác nhau; có sự tương tác tích cực hai chiều với người dân (bao gồm cả
những người yếu thế) và doanh nghiệp;
+ Bảo đảm cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, bảo đảm cho người dân, doanh
nghiệp có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước
theo nhu cầu một cách thuận tiện, đa kênh, đơn giản, an toàn và nhanh chóng;
+ Bảo đảm tính khả thi
khi thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
nói chung và mục tiêu Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội nói riêng trong
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ
yếu:
Chương
I: Quy định chung
Quy
định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ.
- Phạm
vi điều chỉnh: Nghị định này quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
- Đối
tượng áp dụng:
+ Bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chuyên môn
trực thuộc; Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố.
+ Các
tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng thông tin, dịch vụ công trực tuyến
theo quy định trên môi trường mạng.
+ Cơ
quan, tổ chức nhà nước khác tự nguyện áp dụng các quy định của Nghị định này.
- Giải
thích từ ngữ: Giải thích một số từ ngữ để thống nhất cách hiểu trong Nghị định
này.
Chương
II: Cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
Quy
định cụ thể về việc cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng, gồm các nội dung:
-
Thông tin cung cấp trên môi trường mạng;
- Các
kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng (Các kênh cung cấp thông tin trên
môi trường mạng của cơ quan nhà nước; các yêu cầu, điều kiện đối với các kênh
cung cấp này);
- Cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (Tên miền, vị trí, vai trò và mối liên hệ
của cổng thông tin điện tử với các hệ thống thông tin khác trong việc cung cấp
thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng);
- Các
chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử;
-
Tương tác với cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng (Chức năng, trách nhiệm của
cơ quan nhà nước trong việc tương tác với cá nhân, tổ chức trên môi trường
mạng);
- Kết
nối, chia sẻ thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
- Quản
lý, giám sát cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (Trách
nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp, quản lý, giám sát hoạt động cung cấp
thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng).
Chương
III: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng
Quy định việc
cung cấp
dịch
vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;các
mức
độ, kênh cung cấp, các yêu cầu kỹ thuật và
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia
vào
quá trình
cung
cấp,
sử dụng
dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, gồm các nội dung:
-
Mức độ cung cấp dịch vụ
công
trực tuyến (Quy định 02 mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến);
-
Danh mục dịch vụ công trực tuyến (Hình
thức, nội dung để giới thiệu, đăng tải dịch vụ và hướng dẫn
tổ chức, cá nhân
truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng);
-
Kênh cung cấp dịch vụ
công
trực tuyến (Các kênh cung cấp
dịch vụ
công
trực tuyếncủa cơ quan nhà nước; các yêu cầu về tên miền, kết nối, đồng bộ của
các kênh cung cấp);
-
Các yêu cầu kỹ thuật khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng
(Các yêu cầu như
tiêu chuẩn, quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật,
các yêu cầu khác khi thiết kế, cung cấp
dịch vụ
công
trực tuyến);
-
Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến (Trách nhiệm cung cấp
dịch vụ
công trực tuyến; Khuyến khích các cơ quan nhà nước cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến khác ngoài dịch vụ hành chính công để phục vụ tổ chức,
cá nhân);
-
Giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến (Quy định về
việc quản lý, giám sát hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến và Trách
nhiệm của các cơ quan trong việc
quản lý,
giám sát hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến).
Chương
IV: Bảo đảm hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của
cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
Quy định các
điều kiện bảo đảm phát triển, duy trì hoạt động cung cấp,
sử dụngthông tin và
dịch vụ
công trực tuyến của cơ quan nhà nước,
gồm các nội dung:
- Bảo
đảm nhân lực: Ban Biên tập cổng thông tin điện tử; Nhân lực xử lý dịch vụ công
trực tuyến; Nhân lực quản trị kỹ thuật; Đào tạo nguồn nhân lực.
- Bảo
đảm kinh phí: Kinh phí duy trì hoạt động và phát triển cung cấp thông tin và
dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Kinh phí bảo
đảm cơ sở hạ tầng và an toàn thông tin; Kinh phí tạo lập thông tin và chi trả
nhuận bút, cung cấp thông tin.
- Bảo
đảm hạ tầng kỹ thuật: Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Bảo trì, bảo dưỡng, duy trì
hoạt động, nâng cấp, chỉnh sửa cung cấp thông tin, dịch vụ; Bảo đảm hạ tầng kỹ
thuật; Bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Các nội dung quy định về nguồn nhân lực, kinh phí và các điều kiện trên
cho việc cung cấp
thông tin và
dịch vụ
công trực tuyến
của cơ quan nhà nước sẽ
được bảo đảm
theo các nhiệm vụ, dự án thuộc các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển
chính phủ số, chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương và tuân thủ các quy
định pháp luật về phân bổ, quản lý ngân sách nhà nước.
Hiện nay, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành các
chương
trình, kế hoạch phát triển chính phủ số,
chuyển đổi số cho giai đoạn 2021-2025.
Chương
V: Tổ chức thực hiện
Quy
định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn
vị trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước
trên môi trường mạng; Quy định về hiệu lực và trách nhiệm thi hành sau khi Nghị
định được ban hành và có hiệu lực.
3. Nghị định số
44/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử
dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
a) Hiệu lực thi
hành:
- Nghị định số 44/2022/NĐ-CP
có hiệu lực kể từ
ngày 15/08/2022.
- Nghị định số 44/2022/NĐ-CPthay
thế Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản
lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Về
quy định chuyển tiếp: trường hợp đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà
các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện theo quy định của Nghị định số
117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ thì phải thực hiện chỉnh sửa, bổ
sung, cập nhật thông tin, dữ liệu theo quy định của Nghị định này; trường hợp
tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà việc hoàn thiện, nâng cấp phần mềm
phục vụ kê khai, báo cáo thông tin, dữ liệu chưa hoàn thành thì các cơ quan, tổ
chức, cá nhân báo cáo thực hiện báo cáo bằng văn bản giấy.
b) Sự cần thiết,
mục đích ban hành:
- Sự
cần thiết:
Sau 06
năm (từ 2016-2022) triển khai thực hiện xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống
thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (sau đây viết tắt là HTTT)
theo quy định của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP, bên cạnh các kết quả đã đạt được
thì cũng xuất hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
hiện hành và việc tổ chức thi hành pháp luật ở các cấp khiến HTTT vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là việc quản lý hoạt động kinh doanh bất động
sản. Trong đó các khó khăn, vướng mắc tập trung ở các nguyên nhân chính: (1) Về
quy định liên quan đến chế độ báo cáo, biểu mẫu thu thập thông tin nhiều, phức
tạp, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị; (2) Nguồn
lực về tài chính, nhân sự còn hạn hẹp; (3) Chế tài áp dụng đối với các hành vi
vi phạm chưa mang tính răn đe; (4) Công tác phối hợp, tổ chức thực hiện chưa
được quan tâm đúng mức cần thiết.
Do vậy,
việc sửa đổi Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ và thay
thế bằng Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản là hết
sức cần thiết.
- Cơ sở
pháp lý:
+
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa;
+
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (trang 133 Tập 1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng);
+ Nghị
quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng;
+
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030;
+ Nghị
quyết số 66/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
- Mục đích ban hành:
Nghị định số
44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ được ban hành nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ
thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và các nhu cầu chính đáng khác trong xã hội đồng thời đảm bảo phù
hợp, tương thích với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
c) Nội dung chủ
yếu:
Bố cục:Nghị
định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ
gồm có: 6 Chương, 02
Mục và
32 Điều.
- Chương 1:
Những quy định chung có 6 Điều (Điều 1 đến Điều 6) gồm: quy định về phạm
vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; hệ thống thông tin về nhà ở
và thị trường bất động sản; cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở
và thị trường bất động sản;
- Chương
2: Nội dung cơ sở về nhà ở và thị trường bất động sản có: 02 mục 8 Điều,
gồm:
+ Mục 1 có
3 Điều (Điều 7 đến Điều 9) quy định vềnội dung cơ sở dữ liệu về nhà ở.
+ Mục 2 có
5 Điều (Điều 10 đến Điều 14) quy định về nội dung cơ sở dữ liệu về thị
trường bất động sản.
- Chương
3: Xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có 7 Điều (Điều
15 đến Điều 21) quy định về việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông
tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; hình thức thu
thập, xử lý, cung cấp, chia sẻ, thời hạn cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và
thị trường bất động sản và đảm bảo kinh phí để xây dựng HTTT.
- Chương
4: Quản lý, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có 4
Điều (Điều 22 đến Điều 25) quy định về việc tổ chức bộ máy để quản lý,
vận hành HTTT; các hình thức khai thác, đối tượng được phép khai thác, sử dụng
thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản và nội dung công bố thông
tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Chương
5: Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý
và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có 4 Điều (Điều
26 đến Điều 29) quy định về trách nhiệm của Bộ Xây dựng; các Bộ, ngành có
liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quyền hạn của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng HTTT.
- Chương
6: Điều khoản thi hành có 3 Điều (Điều 30 đến Điều 32) quy định về hiệu
lực thi hành, các quy định chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.
- Phạm vi điều
chỉnh:
Nghị định quy
định về việc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở
và thị trường bất động sản; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở
và thị trường bất động sản; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong
việc kết nối và chia sẻ, công bố thông tin, dữ liệu trên hệ thống thông tin về
nhà ở và thị trường bất động sản.
- Đối tượng áp
dụng:
Nghị định áp
dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý
và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Các quy định chính:(1)
Quy định về cấu trúc của cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;(2)
Quy định về nội dung của cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;(3)
Quy định về việc công khai thông tin khai trên hệ thống thông tin về nhà ở và
thị trường bất động sản phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, sử
dụng;(4) Quy định về việc chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu để xây dựng hệ
thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; (5) Quy định về chế độ,
thời hạn chia sẻ cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động
sản; (6) Quy định về việc
quản lý vận hành hệ
thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Một số nội
dung mới của Nghị định số 44/2022/NĐ-CP so với Nghị định số 117/2015/NĐ-CP:
+ Bổ sung 01
điều về Giải thích từ ngữ (Điều 3), nhằm làm rõ một số khái niệm về: tồn
kho bất động sản; cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất
động sản; chỉ số giá, chỉ số lượng giao dịch một số loại bất động sản.
+ Bỏ quy
định tại Điều 5 các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm trong việc
xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động
sản của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP.
-Về nội dung cơ
sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản (Chương 2):
+ Nội dung
cơ sở dữ liệu về nhà ở: bổ sung quy định chi tiết, rõ ràng hơn về cơ sở dữ liệu
về nhà ở quốc gia, cơ sở dữ liệu về nhà ở địa phương. Trong đó, bổ sung thông
tin, dữ liệu về kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển
nhà ở theo từng trường hợp phát triển nhà ở (số lượng, diện tích nhà ở thương
mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà, đất tái định cư...) và biến động liên
quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất ở, nhà ở; chỉ tiêu thống kê về nhà ở
theo hướng đơn giản, dễ dàng thu thập thông tin và đảm bảo mục tiêu quản lý nhà
nước về nhà ở.
+ Nội dung
cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản: bổ sung quy định chi tiết, rõ ràng hơn
về cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản quốc gia, cơ sở dữ liệu về thị
trường bất động sản địa phương; thông tin, dữ liệu về dự án bất động sản; thông
tin, dữ liệu về sàn giao dịch bất động sản; thông tin về thuế từ hoạt động
chuyển nhượng bất động sản và giao dịch bất động sản qua sàn; chỉ tiêu thống kê
về thị trường bất động sản nhằm đơn giản, dễ dàng thu thập thông tin và đảm bảo
mục tiêu quản lý nhà nước về thị trường bất động sản.
- Về xây
dựng HTTT (Chương 3)
+ Bổ sung
quy định liên quan các hoạt động để xây dựng và duy trì vận hành HTTT (tại
khoản 3 Điều 15).
+ Bổ
sung quy định về việc chia sẻ, cung cấp thông tin (tại Điều 18), theo đó
việc chia sẻ, cung cấp thông tin được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin
điện tử của HTTT tại địa chỉ website
http://www.batdongsan.xaydung.gov.vn.
Các chủ thể thực hiện chia sẻ, cung cấp thông tin gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường, Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế; UBND cấp huyện; Chủ đầu tư dự án bất động
sản và các Sàn giao dịch bất động sản. Nội dung của các biểu mẫu, lượng thông
tin cần thu thập được điều chỉnh đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai
thực hiện.
+ Bổ sung
quy định về chế độ, thời hạn chia sẻ, cung cấp thông tin (tại Điều 19),
theo đó việc chia sẻ cung cấp thông tin sẽ được thực hiện định kỳ hàng quý, năm
(so với quy định của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP là định kỳ hàng tháng, quý,
năm) và thời hạn chốt số liệu.
+ Bổ sung
quy định về đảm bảo kinh phí để xây dựng, quản lý, vận hành và sử dụng HTTT (tại
Điều 21).
- Về quản
lý, vận hành HTTT (Chương 4)
+ Bổ sung
quy định liên quan đến việc lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện một số nội dung
trong việc xây dựng HTTT (tại Điều 22).
+ Bổ sung
quy định liên quan đến việc chỉnh sửa thông tin, dữ liệu của HTTT (tại Điều
23).
+ Bổ sung
quy định về thời điểm thực hiện việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường
bất động sản (tại Điều 25).
- Về trách
nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (Chương 5)
Sửa đổi, bổ
sung quy định để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan như: Bộ Xây dựng;
các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các cá nhân có liên quan.
- Phụ lục danh
mục kèm theoNghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ:
Biểu mẫu số
1
|
Thông tin về
dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản
|
Biểu mẫu số
2
|
Thông tin về
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động
sản
|
Biểu mẫu số
3
|
Thông tin về
tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh bất động sản
|
Biểu mẫu số
4
|
Thông tin,
dữ liệu về chứng chỉ môi giới bất động sản đã cấp trong kỳ
|
Biểu mẫu số
5
|
Thông tin,
dữ liệu về Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở và kết quả thực hiện
|
Biểu mẫu số
6
|
Thông tin về
tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở trong kỳ
báo cáo
|
Biểu mẫu số
7
|
Thông tin về
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động
sản trên địa bàn
|
Biểu mẫu số
8
|
Thông tin về thuế
đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
|
Biểu mẫu số
9
|
Thông tin,
dữ liệu về số lượng, dân số nhà ở khu vực đô thị, nông thôn của địa
phương trong kỳ báo cáo
|
Biểu mẫu số
10
|
Thông tin,
dữ liệu về dự án bất động sản và sản phẩm bất động sản đủ điều kiện giao
dịch
|
Biểu mẫu số
11
|
Thông tin,
dữ liệu về bất động sản đủ điều kiện giao dịch trong kỳ đối với dự án
nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
|
Biểu mẫu số
12
|
Thông tin,
dữ liệu về tình hình giao dịch bất động sản của dự án
|
Biểu mẫu số
13
|
Thông tin,
dữ liệu về tình hình giao dịch chuyển nhượng, mua bán bất động sản thông
qua Sàn giao dịch
|
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản
quy phạm pháp luật do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng
06
năm 2022,
Bộ Tư pháp xin thông báo./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo
cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn
Thanh Tịnh (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử
Chính phủ;
- Báo Điện tử Chính phủ;
- Cục CNTT Bộ Tư pháp
(để đăng tải);
- Báo Pháp luật Việt Nam
(để đăng
tải);
- Lưu: VT, VP (TT).
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
CHÁNH VĂN
PHÒNG
(Đã ký)
Nguyễn Quốc Hoàn
|