BỘ TƯ PHÁP
----------------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------
|
Số: 6085/TCBC-BTP
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2023
|
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Văn bản quy phạm pháp
luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành trong tháng 11 năm
2023
-------------------------
Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, trên cơ sở tổng hợp thông tin do các
Bộ, cơ quan ngang Bộ cung cấp,
Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ ban hành trong tháng 11 năm 2023 như sau:
I. DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 11 năm 2023, Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 77/2023/NĐ-CP ngày
02 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
2. Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày
15 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Các Quyết định của Chính phủ
1. Quyết định
số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23
tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu
chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN
THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN
HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số 77/2023/NĐ-CP
ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang
theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
a) Hiệu lực thi hành:
Nghị định có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
b) Sự cần thiết, mục đích ban
hành:
Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương quy định: “Nếu một Bên áp dụng hoặc
duy trì các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng thì các
biện pháp này sẽ không được áp dụng với hàng hóa tân trang”.
Nhằm thực thi cam kết
về hàng hóa tân trang theo Hiệp định, đồng thời
thiết lập cơ chế quản
lý
nhập khẩu hàng hóa tân
trang công khai, minh bạch
và chặt chẽ,
đảm bảo an toàn sử dụng, sức khỏe của con người, môi trường, Chính phủ đã ban
hành Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
c) Nội dung chủ yếu:
Nghị định gồm có 5 Chương, 22
Điều và 11 Phụ lục.
- Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng của Nghị định
+ Nghị định quy định
việc quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định CPTPP).
+ Nghị định chỉ áp
dụng đối với việc nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP và cùng
chủng loại với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam
theo quy định pháp luật.
+ Nghị định không áp
dụng đối với việc nhập khẩu hàng hóa tân trang phục vụ mục đích quốc phòng, an
ninh.
+ Nghị định áp dụng
đối với doanh nghiệp tân trang, cơ sở tân trang, chủ sở hữu nhãn hiệu, thương
nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP.
-
Các quy định
chính, nội dung mới
+ Nghị định quy định
hàng hóa tân trang là sản phẩm: (a) được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II,
III, IV và V kèm theo Nghị định này; và (b) được cấu thành toàn bộ hoặc một phần
từ vật tư đã được phục hồi; và (c) có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử
dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và (d) thực hiện được toàn
bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng,
với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương tự như chất lượng,
hiệu quả thực hiện của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và (đ) có
chế độ bảo hành tương tự như chế độ bảo hành áp dụng cho chính loại hàng hóa đó
khi chưa qua sử dụng.
+ Theo quy định tại
Nghị định, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí của hàng
hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP và đáp ứng các điều kiện: (i) có Giấy phép
nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; (ii) đáp ứng quy định về quy tắc xuất
xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP; (iii) đáp ứng các quy định có liên quan của
pháp luật Việt Nam đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại;
(iv) khi đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ
của hàng hóa tân trang nhập khẩu phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "hàng hóa
tân trang".
+ Nghị định quy định:
doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc của
hàng hóa mà hàng hóa tân trang được sử dụng làm chi tiết, linh kiện, phụ tùng
thay thế chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng
nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định được Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tân
trang. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Theo đó,
thương nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu hàng hóa tân trang của doanh nghiệp nước
ngoài đã được Bộ Công Thương xác nhận đáp ứng các điều kiện theo Hiệp định CPTPP
thông qua cơ chế cấp Mã số.
Nghị định quy định
chi tiết, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, yêu cầu, trình tự cấp Mã số cơ sở tân
trang, gia hạn hiệu lực Mã số tân trang, sửa đổi, bổ sung thông tin của tổ chức
đã được cấp Mã số tân trang, đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang.
+ Nghị định quy định
áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu
vào Việt Nam. Gồm 2 loại: (i) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng; (ii) Giấy phép
nhập khẩu có thời hạn (không hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép
trong thời hạn hiệu lực của giấy phép).
Tại Nghị định, Chính
phủ giao các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giao thông vận tải và Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cấp giấy phép nhập
khẩu hàng hóa tân trang; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hoạt động nhập khẩu
hàng hóa tân trang dựa trên Danh mục hàng hóa tân trang kèm mã hàng chi tiết tại
các Phụ lục I, II, III, IV,V Nghị định.
- Danh mục các Phụ
lục của Nghị định: (i) Phụ lục I: “Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông”; (ii) Phụ lục II: “Danh mục hàng hóa
tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế”; (iii) Phụ lục III: Danh mục hàng
hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải”; (iv) Phụ lục IV:
Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương”; (v) Phụ
lục V:
Danh mục hàng hóa tân
trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”; (vi)
Phụ lục VI: “Mẫu Đơn đề nghị cấp Mã số cơ sở tân trang”; (vii) Phụ lục VII: “Mẫu
đơn đề nghị gia hạn mã số tân trang trong trường hợp không có nhu cầu sửa đổi,
bổ sung thông tin”; (viii) Phụ lục VIII: “Mẫu đơn đề nghị gia hạn mã số tân
trang trong trường hợp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin cùng với việc gia
hạn”; (ix) Phụ lục IX: “Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin”; (x) Phụ lục
X: “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang”; (xi) phụ lục
XI: “Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang”.
2. Nghị định số 79/2023/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
a) Hiệu lực thi hành:
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.
- Điều khoản chuyển tiếp:
Đơn đăng ký giống cây trồng đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo quy định của văn
bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn, trừ quy định về sửa đổi, bổ
sung đơn đăng ký bảo hộ, khảo nghiệm DUS thì áp dụng quy định của Nghị định này
nếu có thủ tục phát sinh sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Mọi quyền và nghĩa vụ theo Bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp
luật có hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và các thủ tục
duy trì, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu liên
quan đến Bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Nghị định này, trừ quy
định về căn cứ hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ thì áp dụng quy định của văn bản pháp
luật có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban
hành:
- Sự cần thiết ban hành:
+ Cơ sở pháp lý
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số
07/2022/QH15 được ban hành ngày 16/6/2022 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2023.
Để đảm bảo văn bản quy định chi tiết được ban hành và có hiệu lực cùng
thời điểm có hiệu lực của Luật, ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 917/QĐ-TTg giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng thay
thế Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt
là Nghị định số 88/2010/NĐ-CP) theo trình tự, thủ tục rút gọn của pháp luật về
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Một số nội dung quy định tại Nghị định số 88/2010/NĐ-CP đã được luật hóa
tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 (ví dụ
Điều 33, 34, 35, 36 của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP đã được luật hóa tại khoản 2,
3, 4, 5, 6 Điều 165 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022).
+ Cơ sở thực tiễn
Thời gian qua, tổ chức triển khai thi hành Nghị định số 88/2010/NĐ-CP,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy một số nội dung của Nghị định
cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhằm đáp ứng cam kết quốc tế tại
Công ước UPOV mà Việt Nam đã ký kết hoặc phù hợp theo quy định của Luật Trồng
trọt. (Ví dụ Điều 8 về đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Điều 15
về các hình thức khảo nghiệm kỹ thuật của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP);
Các thủ tục hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng hiện đang
được quy định ở một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cũng cần được rà soát để quy định ở Nghị định nhằm đảm bảo tuân thủ đúng
quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Từ những căn cứ trên, việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng để thay thế
Nghị định số 88/2010/NĐ-CP; Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo hộ quyền đối
với giống cây trồng (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư số
03/2021/TT-BNNPTNT) là cần thiết; giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn
trong quá trình tìm hiểu thông tin, thực hiện các thủ tục về quyền đối với giống
cây trồng.
- Mục đích ban hành:
+
Quy định chi tiết một số Điều được sửa
đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật sở hữu trí tuệ năm
2022 về giống sử dụng ngân sách nhà nước; cấp, cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ hiệu
lực bằng bảo hộ giống cây trồng; đại diện quyền đối với giống cây trồng.
+
Bảo đảm tính ổn định, thống
nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống
pháp luật phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
sâu rộng.
c) Nội dung chủ yếu:
Nghị định bao gồm 6 chương, 37 điều.
- Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao
gồm: trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền đối với
giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ và tác giả giống cây
trồng; chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại
diện quyền đối với giống cây trồng.
- Đối tượng áp dụng: (i) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; (ii) Tổ chức, cá
nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống
cây trồng mới (sau đây gọi là UPOV) hoặc nước có thỏa thuận quốc tế với nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài
thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại
Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại
Việt Nam; tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên UPOV; (iii) Các tổ chức, cá nhân
có hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng.
- Các quy định chính của Nghị định
+ Chương I. Quy định chung: (i) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; (ii) Điều 2. Đối
tượng áp dụng; (iii) Điều 3. Giải thích từ ngữ; (iv) Điều 4. Quy định chung về
thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này; (v) Điều 5. Danh mục giống cây
trồng.
+ Chương II. Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng: (i)
Điều 6. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
(ii)
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; (iii)
Điều 8. Khảo nghiệm DUS; (iv)
Điều 9. Kiểm tra điều kiện và việc thực hiện khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự
thực hiện;
(v)
Điều 10. Nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống đăng ký bảo hộ; (vi)
Điều 11. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
(vii)
Điều 12. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng;
(viii)
Điều 13. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng; (ix)
Điều 14. Sổ đăng ký quốc gia; (x)
Điều 15. Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ.
+
Chương III.
Quyền
đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước:
(i)
Điều 16. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa
học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
(ii)
Điều
17. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá
nhân được giao
quyền đăng ký đối với giống cây trồng; (iii)
Điều
18. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
+
Chương IV.
Chuyển
nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ:
(i)
Điều 19. Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ;
(ii)
Điều 20. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
(iii)
Điều 21. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được
bảo hộ;
(iv)
Điều 22. Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống
cây trồng;
(v)
Điều 23. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo
quyết định bắt buộc;
(vi)
Điều 24. Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc
quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ.
+
Chương V.
Đại
diện quyền đối với giống cây trồng: (i)
Điều
25. Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng; (ii)
Điều
26. Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng; (iii)
Điều
27. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
(iv)
Điều 28. Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; (v)
Điều 29. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây
trồng; (vi)
Điều 30. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây
trồng; (vii)
Điều 31. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
(viii)
Điều 32. Ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; (ix)
Điều 33. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; (x)
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành
liên quan; (xi)
Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Chương VI. Điều khoản thi hành:
(i)
Điều 36. Hiệu lực thi hành
“1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.
2. Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây
trồng;
b) Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây
trồng;
c) Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây
trồng.”
(ii)
Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
Đơn đăng ký giống cây trồng
đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời
điểm nộp đơn, trừ quy định về sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ, khảo nghiệm
DUS thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu có thủ tục phát sinh sau thời
điểm Nghị định này có hiệu lực.
Mọi quyền và nghĩa vụ
theo Bằng bảo hộ được cấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành và các thủ tục duy trì,
sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng,
chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến Bằng bảo hộ
đó được áp dụng theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về căn cứ hủy bỏ hiệu
lực Bằng bảo
hộ thì áp
dụng quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ.
3. Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính
phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
a) Hiệu lực thi hành:
Quyết định có hiệu lực thi
hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2024.
b) Sự cần thiết, mục đích ban
hành: Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ có một số nội dung không
còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và những năm tiếp theo. Do đó cần sửa
đổi những nội dung này.
c) Nội dung chủ yếu:
Quyết định gồm có 02 Điều,
gồm: (i) Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận
người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng dân tộc
thiểu số; (ii) Điều 2. Điều khoản thi hành.
- Điều 1 gồm 09 khoản quy định về:
Tiêu chí lựa chọn người có uy tín; đối tượng lựa chọn; điều kiện, số lượng lựa
chọn, công nhận người có uy tín, cung cấp thông tin cho người có uy tín; hỗ trợ
vật chất, động viên tinh thần; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh người có uy tín; thủ tục
công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín; bố trí
kinh phí thực hiện…
- Điều 2: Quy định về hiệu lực thi
hành (từ 15/01/2023).
Nội dung của Điều 1 cụ thể như sau:
- Sửa đổi điểm
đ khoản 1 và khoản 2 Điều 4 như sau:
“1. Tiêu chí lựa chọn người có uy tín
đ) Có khả năng tuyên truyền, vận
động, nắm bắt, xử lý thông tin và quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số
trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, cách ứng xử; được người dân
trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
2. Đối tượng lựa chọn
Là công dân Việt
Nam, cư trú tại các thôn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này và
đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định
số 12/2018/QĐ-TTg (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 của Quyết định này).”
- Sửa đổi khoản
3 Điều 4 như sau:
“3. Điều kiện, số lượng lựa chọn,
công nhận người có uy tín
a) Mỗi thôn thuộc vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi hoặc thôn của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là xã) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được lựa chọn, công nhận
01 (một) người có uy tín;
b) Trường hợp thôn thành lập mới do
sáp nhập các thôn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này kể từ ngày Quyết định này
có hiệu lực thi hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định số
lượng người có uy tín được lựa chọn, công nhận nhưng không quá tổng số lượng
thôn được sáp nhập.”
- Sửa đổi điểm
b, c khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Cung cấp thông tin
b) Người có uy tín được cấp (không
thu tiền):
- Một ấn phẩm báo của Cơ quan ngôn
luận thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác
dân tộc (01 tờ/người/kỳ/tháng), bảo đảm điều kiện về tôn chỉ, mục đích hoạt động
thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, có năng lực và
kinh nghiệm xuất bản, phát hành báo cho người có uy tín;
- Một ấn phẩm báo của địa phương (01
tờ/người/kỳ) hoặc hình thức cung cấp thông tin khác do địa phương lựa chọn.
c) Hằng năm, người có uy tín được tập
huấn, bồi dưỡng, cung cấp thông tin theo hình thức phù hợp do địa phương quyết
định về pháp luật, quốc phòng, an ninh; thông tin, kiến thức cơ bản về công tác
dân tộc và chính sách dân tộc; kiến thức, kỹ năng khai thác, sử dụng, xử lý
thông tin trên Internet, mạng xã hội và các kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận
động quần chúng.”
- Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 5.
- Sửa đổi điểm
a, b, c khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh
thần
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết
Nguyên đán, Tết hoặc Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) do địa phương
lựa chọn. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 (hai)
lần/năm;
b) Người có uy tín ốm đau đi điều trị
bệnh, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thăm hỏi, hỗ
trợ không quá 01 lần/người/năm. Mức chi tối đa trị giá: 3.000.000 đồng/người/năm
khi điều trị bệnh tại các cơ sở tuyến Trung ương và tương đương; 1.500.000
đồng/người/năm khi điều trị tại các cơ sở tuyến tỉnh và tương đương; 800.000
đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến huyện và tương đương; 500.000
đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến xã và tương đương;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người
có uy tín gặp khó khăn đột xuất do sự cố, thiên tai, hỏa hoạn được chính quyền
cấp xã nơi cư trú xác nhận. Mức chi tối đa trị giá 2.000.000 đồng/hộ gia
đình/năm;”
- Sửa đổi, bổ
sung khoản
3 và khoản 4 Điều 5 như sau:
“3. Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh
người có uy tín
a) Người có uy tín có thành tích xuất
sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua,
khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng;
b) Định kỳ 5 năm/lần tổ chức Hội nghị
biểu dương, tôn vinh, khen thưởng người có uy tín tiêu biểu đối với cấp Trung
ương và cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa
chọn, quyết định hình thức, thời gian tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn
vinh, khen thưởng người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn bảo đảm phù hợp với quy
mô, số lượng người có uy tín và tình hình thực tiễn của địa phương.
4. Các đoàn đại biểu người có uy tín
do địa phương tổ chức đi làm việc, giao lưu, gặp mặt, tọa đàm, học hỏi kinh
nghiệm tại các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Cơ quan
công tác dân tộc ở Trung ương và cấp tỉnh được đón tiếp, hỗ trợ theo quy định về
chế độ chi tiếp khách trong nước và các quy định khác có liên quan. Đại biểu
người có uy tín được tặng quà trị giá không quá 500.000 đồng/người/lần/năm.”
- Bổ sung khoản 5 Điều
5 như sau:
“5. Khi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy
ban Dân tộc đi thăm, làm việc tại các địa phương: Người có uy tín trên địa bàn
được thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà trị giá không quá 500.000 đồng/người/lần/năm;
thăm hỏi, hỗ trợ trị giá không quá 2.000.000 đồng/trường hợp/lần/năm khi người
có uy tín ốm đau, chết hoặc hộ gia đình người có uy tín gặp rủi ro đột xuất do
sự cố, thiên tai, hỏa hoạn.”
- Sửa đổi, bổ
sung Điều 6 như
sau:
“Điều 6. Thủ tục công nhận, đưa ra
khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín
1. Công nhận người có uy tín
a) Trưởng thôn tổ chức họp thôn (có
sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) để phổ biến về nội dung
chính sách, tiêu chí, điều kiện, số lượng và đề cử danh sách lựa chọn người có
uy tín (theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Trưởng Ban công tác Mặt trận
thôn;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn
tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công
tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập văn bản
đề nghị kèm theo biên bản họp liên tịch thôn (theo Mẫu
số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ- TTg) gửi Ủy
ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp,
kiểm tra, lập văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra (theo Mẫu
số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban
nhân dân cấp huyện;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra của các xã, Ủy ban
nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: Văn bản đề nghị
kèm theo bản tổng hợp danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu
số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi xin ý
kiến của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ của các huyện, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và có văn bản gửi Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
e) Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể
từ ngày có văn bản thống nhất của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận người có uy tín trên địa bàn huyện
(danh sách theo Mẫu số 08 của Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định này) và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Cơ
quan công tác dân tộc cấp tỉnh) kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo.
2. Các trường
hợp đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín
Việc đưa ra khỏi danh sách và thay
thế, bổ sung người có uy tín được thực hiện đồng thời và ngay khi xảy ra các
trường hợp: Người có uy tín chết; vi phạm pháp luật; không đảm bảo tiêu chí theo
quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Quyết định này); mất năng lực hành vi
dân sự theo quy định của pháp luật; đã chuyển nơi khác sinh sống hoặc do sức
khỏe yếu, tự nguyện xin rút khỏi danh sách người có uy tín (theo Mẫu
số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg).
3. Trình tự, thủ
tục đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín
a) Khi xảy ra trường hợp cần đưa ra
khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín theo quy định tại khoản 2
Điều này, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn thống nhất với Chi ủy chi bộ và tổ
chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công
tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập văn bản
đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín (kèm theo
biên bản họp liên tịch thôn theo Mẫu số 06 và Mẫu
số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, lập
văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra (theo Mẫu
số 07 và Mẫu số 03 của Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị kèm theo biên bản kiểm tra của xã, Ủy ban nhân
dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp và lập hồ sơ (01 bộ gồm: Văn bản đề nghị kèm
theo bản tổng hợp danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung
người có uy tín theo Mẫu số 09 của Phụ
lục ban hành kèm theo Quyết định này), gửi Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh.
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ của huyện, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh kiểm tra, rà
soát và có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ
sung người có uy tín (danh sách theo Mẫu
số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này), báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh (qua Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh) kết quả thực hiện để theo dõi,
chỉ đạo.
3. Định kỳ hằng năm các tỉnh rà soát,
tổng hợp số lượng, danh sách người có uy tín, báo cáo Ủy ban Dân tộc trước ngày
31 tháng 12 của năm để theo dõi, chỉ đạo.”
- Sửa đổi khoản
2 và khoản 3 Điều 7 như sau:
“2. Ngân sách trung ương
a) Bố trí kinh phí trong dự toán chi
ngân sách nhà nước hằng năm của Ủy ban Dân tộc và các Cơ quan Trung ương liên
quan để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được
sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này);
b) Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương
khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội
trong từng thời kỳ ổn định ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực
hiện các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
5 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định
này).
3. Ngân sách địa phương
Bố trí, cân đối trong dự toán ngân
sách hằng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp quy
định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các chế độ, chính sách quy định
tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được
sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này); các cơ chế, chính sách khác do địa phương
ban hành để hỗ trợ, phát huy vai trò của người có uy tín và các hoạt động quản
lý, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được
sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này).”
- Sửa đổi điểm b khoản 1, khoản 7 và
bổ sung điểm d khoản 1 Điều 8 như
sau:
“ 1. Ủy ban Dân
tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
b) Hướng dẫn và thực hiện cấp ấn phẩm
báo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này)
và các quy định hiện hành, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng
tiếp cận của đối tượng thụ hưởng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng, cung cấp thông tin, tài liệu phù hợp cho người có uy tín và các cơ quan,
đơn vị liên quan của các địa phương được giao thực hiện Quyết định này;
d) Chủ trì, phối hợp với các địa
phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thăm hỏi, thực hiện các chế độ,
chính sách quy định tại Điều 5 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (được
sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này) và các quy định khác có liên quan theo
trách nhiệm được giao tại Quyết định này.
7. Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phân công quản
lý, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện đầy đủ,
kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn theo quy
định tại Quyết định này;
b) Ban hành theo thẩm quyền cơ chế,
chính sách khác để phát huy vai trò của người có uy tín trong việc thực hiện
chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phương;
c) Giao Cơ quan công tác dân tộc cấp
tỉnh là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thực hiện chế độ, chính sách và phát
huy vai trò của người có uy tín theo nhiệm vụ được giao; định kỳ tổng kết, đánh
giá kết quả thực hiện Quyết định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Dân
tộc theo quy định.”
Trên đây là Thông cáo báo chí văn
bản quy phạm pháp
luật do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban
hành trong tháng
11
năm 2023,
Bộ Tư pháp xin thông báo./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh (để
báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
(để đăng tải);
- Báo Điện tử Chính phủ (để đăng
tải);
- Cục CNTT Bộ Tư pháp (để đăng
tải);
- Báo Pháp luật Việt Nam (để đăng
tải);
- Lưu: VT, VP (TT).
|
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN
PHÒNG
Đỗ Xuân Quý
|