Tình hình thực hiện
29/08/2010
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Tình hình thực hiện.
1.1. Những kết quả đạt được
Trong quá trình phát triển, những năm qua vùng đạt được những kết quả chủ yếu sau:
(1) Dân số và mật độ dân số của vùng
Bảng 1: Dân số và mật độ dân số
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
Diện tích đất tự nhiên (nghìn ha)
|
2185,4
|
2185,3
|
2185,4
|
2185,4
|
Dân số (nghìn người)
|
4356,5
|
4403
|
4460,1
|
4537,9
|
Mật độ dân số (Người/km2)
|
199,7
|
201,4
|
204
|
207,6
|
(2) Kinh tế phát triển liên tục với nhịp độ tương đối cao và có sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, có ảnh hưởng thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.
(3) Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%, giai đoạn 1996 - 2002 là 5,8% thấp hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước. Do điểm xuất phát thấp và nhịp độ dân số phát triển nhanh nên GDP bình quân đầu người thấp và tăng không đáng kể, năm 1995 đạt 202,1 USD, năm 2000 đạt 265, 2 USD, năm 2002 đạt 288, 1 USD, bằng khoảng 60% mức bình quân chung của cả nước. Chủ trương phát triển kinh tế của vùng với tốc độ nhanh, làm đầu tàu cho cả vùng miền Trung phát triển nhằm sớm rút ngắn khoảng cách chênh lệch với 2 vùng miền Nam và miền Bắc vẫn chưa thực hiện được.
(4) Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực.
Do đón trước thời cơ nên đã chủ động đầu tư chiều sâu phát triển một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ có trình độ thiết bị và công nghệ hiện đại đã phát huy hiệu quả tốt, nên tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm và đạt 29,3% năm 2002. Sự đóng góp của khu vực dịch vụ đang có xu hướng giảm từ 43,72% năm 1995 xuống 39,84% năm 2000 và 40,14% năm 2002. Khu vực dịch vụ đang có những bước chuyển biến mạnh theo hướng phát triển dịch vụ du lịch quy mô lớn, các dịch vụ cao cấp về thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, đặc biệt là ở hai TP. Huế và TP. Đà Nẵng. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 36,43 % năm 1995 xuống 32,47% năm 2000 và 30,82% năm 2002.
- Về công nghiệp
Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 1996 - 2002 là 13,9%. Các phân ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện nước) và các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân đều tăng khá. Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp là do kết quả đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ ở nhiều cơ sở sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất thông qua đầu tư mới như: công ty may Quảng Nam (Thăng Bình, xí nghiệp may Đại Lộc, xí nghiệp tuyển rửa cát (Tam Kỳ), nhà máy axetilen, xí nghiệp giày Duy Xuyên,...
Các khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng cũng có sự phát triển nhanh chóng. Theo quy hoạch phát triển, chưa kể khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đã thành lập 9 khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến 31/12/2002 đã có 9 khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt được dự kiến theo quy hoạch, với tổng diện tích là 1.285,6 ha. Diện tích có thể cho thuê là 840,5 ha, trong đó đã cho thuê là 546,6 ha, đạt 65%. Tại các khu công nghiệp này đã thu hút được 1221 dự án (có 23 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư khoảng 152 triệu USD và 168 dự án trong nước với số vốn đầu tư khoảng 5862,9 tỷ đồng), tạo việc làm cho khoảng trên 27 ngàn lao động. Đặc biệt, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã tìm thấy 100 mỏ và điểm quặng. Trên địa bàn Quảng Ngãi đã phát hiện một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế công nghiệp cao như: graphit trữ lượng 4 triệu tấn; cao lanh 4,1 triệu tấn; bôxit 1,5 triệu tấn; xilimanit 1 triệu tấn; than bùn 476 triệu m3; đá các loại 7 tỷ m3. Tiềm năng thuỷ điện Quảng Ngãi rất lớn. Riêng sông Trà Khúc đã có tiềm năng 360 nghìn kW. Đáng chú ý là, vùng thềm lục địa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng có nhiều triển vọng về dầu khí.
Đến năm 2002, trên địa bàn đã có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là các sản phẩm dệt (25,7 triệu m - bằng 6,1% cả nước), may (36.7 triệu sản phẩm - bằng 10,3% cả nước), giấy, đường mật, bia, tinh bột mỳ, cồn, giầy dép da, xà phòng, chất tẩy rửa...
- Về nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ vào loại thấp so với các vùng khác trong cả nước, năm 2002 bình quân đầu người chỉ có 0,061ha (bằng 52,7% mức bình quân cả nước) cao hơn chút ít so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng có mức bình quân thấp nhất (0,057ha). Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP tuy có xu hướng giảm những vẫn ở mức cao, năm 2002, tỷ lệ này là 30,82%.
Nông nghiệp thuần túy đã và đang tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến, hình thành một số vùng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng... Các tỉnh, thành phố trong vùng đều coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề chiến lược của mình để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên vùng đã xuất hiện một số vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kết hợp với các chương trình quốc gia, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trang trại vườn đồi và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc (đàn bò năm 2002 có 2,1 triệu con, đàn lợn 3,3 triệu con)...
Công tác quản lý và bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trồng rừng tập trung mỗi năm đạt trên 8.500 ha các loại cây có giá trị kinh tế cao như: quế, dược liệu. Năm 2001 diện tích trồng rừng tập trung là 18,7 nghìn ha. Công tác giao đất, giao rừng, khoán rừng thuộc khu vực xung yếu cho các hộ dân để quản lý bảo vệ đang được đẩy mạnh.
Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ được chú trọng. Đã đưa vào khai thác nhiều đội tàu công suất lớn trên 110 CV, đạt hiệu quả kinh tế khá, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng bình quân khoảng 6,57%.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản có bước phát triển tốt, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng trung bình 16,8% năm trong giai đoạn 1996 - 2002.
- Về dịch vụ
Khu vực dịch vụ giữ được nhịp độ phát triển trung bình hàng năm khoảng 5,15% giai đoạn 1996 - 2000 và 6,03% giai đoạn 2001 - 2002. Hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng đáp ứng khá hơn trước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng, trong đó bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng khá mạnh (bình quân giai đoạn 1999 - 2000 tăng 13%). Tổng mức bán lẻ năm 1996 thực hiện 7.829 tỷ đồng, chiếm 5,4% tổng mức bán lẻ cả nước, năm 2000 đạt 12.286 tỷ đồng bằng 5,7% tổng mức bán lẻ cả nước. Giá trị xuất khẩu nói chung tăng theo các năm, nhưng đạt ở mức còn thấp so với tiềm năng.
Các dịch vụ tài chính ngân hàng đã và đang phát triển mạnh. Tổng mức vốn đầu tư xã hội huy động năm 2002 đạt khoảng 11.697 tỷ đồng bằng khoảng 6,1 % cả nước so với khoảng 3,9% cả nước trong năm 1995.
(5) Kết cấu hạ tầng được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng và về cơ bản đã bước đầu đáp ứng một phần yêu cầu phát triển của vùng.
Mạng lưới quốc lộ trong vùng có tổng chiều dài 863 km. Các quốc lộ 1A dài 434 km, các quốc lộ 14B, 24,19 nối với Tây Nguyên lên biên giới Việt - Lào đang được nâng cấp. Hiện nay ngoài quốc lộ 19 đã được nâng cấp, chất lượng đường tuy chưa cao nhưng đã đạt 71,3% mặt trải nhựa, còn lại là đường cấp phối và đất. Mạng lưới đường bộ trong vùng phân bố tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn chưa hoàn chỉnh. So với các vùng khác, đường nông thôn của vùng chưa phát triển vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và do thu nhập thấp nên việc huy động từ dân khó khăn hơn.
Đường sắt qua vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, vì nhiều đoạn qua núi, thường lũ lụt về mùa mưa gây hỏng cầu và đường ray, nhưng đã trở thành loại hình giao thông quan trọng đảm bảo cho vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong đó đặc biệt quan trọng là các điểm nút Huế và Đà Nẵng và Quy Nhơn.
Các công trình thuỷ lợi được xây dựng trong những năm gần đây đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện khai hoang tăng vụ, chuyển vụ, đảm bảo tưới được 31 vạn ha gieo trồng cả năm và cải thiện môi trường sinh thái... Các hồ chứa nước đã tham gia cắt giảm lũ, hạn chế ngập lụt ở hạ du như hồ Truồi (Thừa Thiên Huế), hồ Việt An, hồ Phú Ninh (Quảng Nam), công trình thuỷ lợi Thạch Nham (Quảng Ngãi ), hồ Vạn Hội (Bình Định)... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư dự án kè Bến Kiển chống sạt lở bờ sông (Quảng Ngãi).
Mạng lưới cung cấp điện đã ngày càng được mở rộng. Năm 1995, tỷ lệ số hộ được dùng điện mới đạt 55% thì đến năm 2002 tỷ lệ này đã đạt 92%, cao hơn mức trung bình cả nước. Mạng lưới cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, đến năm 2002 tất cả các xã đã có mạng điện thoại hữu tuyến.
(6) Các vấn đề xã hội và việc làm đã có những bước tiến quan trọng
Nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn. Giai đoạn 1996 - 2001 giải quyết việc làm cho khoảng 34,5 vạn lao động. Năm 2001 lao động có việc làm là 2,927 triệu người. Năm 1995, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 6,4%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông thôn là khoảng 74,37% đến năm 2002, ước tính các tỷ lệ này tương ứng là 5,37% và 75,08%.
Hệ thống giáo dục - đào tạo đã có bước phát triển: Trên lãnh thổ vùng có Đại học Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Hầu hết các xã đều có trường tiểu học và trên 70% số xã có trường phổ thông trung học cơ sở. Số học sinh phổ thông đi học tăng bình quân năm khoảng 5,5 %, đại học cao đẳng tăng 29,1%, trung học chuyên nghiệp tăng 28,7%, công nhân kỹ thuật tăng 10,1%. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Hệ thống y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã phát triển khá rộng khắp. Đến năm 2002 toàn vùng có 35 bệnh viện. Bình quân 25 giường bệnh và 20 cán bộ y tế (trong đó có 5,3 bác sỹ và dược sỹ cao cấp) cho 1 vạn dân, tỷ lệ các xã có bác sỹ đạt khoảng 30%.
(7) Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ cũng như những vùng kinh tế trọng điểm khác là nơi có các đô thị lớn và tốc độ đô thị hoá tương đối cao.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với hạt nhân trung tâm là thành phố Đà Nẵng, một trong bốn đô thị lớn nhất cả nước. Ngoài ra, thành phố Huế, thành phố Quy Nhơn, thị xã Tam Kỳ, Hội An, Quảng Ngãi và các thị xã thuộc các tỉnh đang có bước phát triển đáng kể cả về quy mô cũng như tổ chức quản lý đô thị.
Trong vùng đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố dọc theo quốc lộ 1 như thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Quy Nhơn, các thị xã Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi cùng với các thị trấn khác giữ vai trò như các hạt nhân tạo vùng. Đến năm 2002, thành phố Đà Nẵng đã có quy mô dân số khoảng 72,4 vạn người, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, giữ chức năng đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, dịch vụ của miền Trung và cả nước.
Năm 1995, tỷ lệ dân số đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 1995 là 23,73%, đến năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 29,02%.
(8) Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt khá và tổng mức đầu tư xã hội trên địa bàn tăng lên đáng kể trong những năm gần đây
Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn thời kì 1995-2000 đạt 25.324 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng vốn đầu tư xã hội cả nước cùng thời kì. Năm 1995 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 3.534 tỷ đồng, năm 2002 con số này tăng lên 11.269,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn trong nước (68,42%), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) 8,44%. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng hiệu quả và chất lượng trong việc huy động, khai thác và định hướng sử dụng các nguồn vốn, từng bước tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
1.2. Những thành tựu nổi bật từ năm 2000 đến 2003
Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được từ năm 2000 - 2003 (Đơn vị: Tỷ đồng)
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
Tổng sản phẩm của vùng
( giá thực tế)
|
15886
|
17803
|
20288,1
|
23145,1
|
Tổng sản phẩm của vùng (giá so sánh 1994)
|
10945,6
|
11959,2
|
13216,4
|
14655
|
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế)
|
8388,9
|
8974,4
|
10421,5
|
12748,9
|
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994)
|
6040
|
6955,4
|
8079
|
9481,8
|
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994)
|
1293,3
|
1441,2
|
1655,7
|
1764,5
|
Giá trị sản xuất thuỷ sản (giá thực tế)
|
1691,5
|
1895,4
|
2155,7
|
2432,5
|
Tổng thu ngân sách của vùng
|
4429,899
|
5252,944
|
6411,613
|
|
Doanh thu bưu điện của vùng
|
399,401
|
490,365
|
617,595
|
760,907
|
Bảng 3: Một số chỉ tiêu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại
|
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
|
|
9
|
15
|
23
|
Vốn đăng ký đầu tư (triệu USD)
|
|
17,9
|
115.4
|
106.2
|
Xuất khẩu trực tiếp của vùng (nghìnUSD)
|
302125
|
331555
|
327465
|
342793
|
| |
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
Xem thêm
|