1.5.4.CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
1.5.4.1. Các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ chế tạo và tự động hoá
Ngày 26 tháng 12 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 186/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020:
Toàn văn
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 186/2002/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2002 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN TỚI 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ Công nghiệp tại công văn số 3608/TTr-KHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2002 và ý kiến của các cơ quan tại cuộc họp ngày 12 tháng 9 năm 2002 tại Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam
- Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.
- Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước.
- Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
- Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân:
- Thiết bị toàn bộ,
- Máy động lực,
- Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng,
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.
3. Định hướng chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng:
a) Thiết bị toàn bộ
Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
- Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
- Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến ...
b) Máy động lực
- Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%.
c) Máy kéo và máy nông nghiệp
- Máy kéo:
+ Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.
+ Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới 30 mã lực.
+ Đến năm 2010 sản xuất được máy kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - 80 mã lực.
- Máy nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương.
d) Máy công cụ
- Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.
- Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
đ) Cơ khí xây dựng
- Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.
- Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
e) Cơ khí tàu thủy
- Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ.
- Đến năm 2010 đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.
- Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.
g) Thiết bị điện
- Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
- Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.
- Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.
h) Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải
- Về cơ khí ôtô:
Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và xứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng.
+ Về loại xe thông dụng: đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).
+ Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010.
+ Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010.
- Về cơ khí giao thông vận tải:
+ Đầu tư chiều sâu, bổ sung công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy rải thảm bê tông nhựa, xe lu các loại, trạm nghiền sàng đá công suất 100 - 300 tấn/giờ,...
+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất toa xe lửa cao cấp với tỷ lệ nội địa hóa trên 70% vào năm 2005 và đến 90% vào năm 2010.
4. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển
a) Chính sách thị trường
- Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Thực hiện bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước.
b) Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài.
- Các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh lệch lãi suất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài, để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện theo hướng nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong toàn ngành cơ khí.
c) Chính sách thuế
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước.
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam.
d) Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
- Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển.
đ) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt.
Điều 2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Phó Trưởng ban, thành viên là Thứ trưởng của các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam... để chỉ đạo thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược này. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển.
Điều 4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Chiến lược phát triển ngành cơ khí với quy hoạch của từng Bộ, ngành và địa phương.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam
- Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.
- Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước.
- Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
- Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.
Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân:
- Thiết bị toàn bộ,
- Máy động lực,
- Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng,
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.
Định hướng chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng:
a) Thiết bị toàn bộ
- Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
- Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
- Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến ...
b) Máy động lực
- Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%.
c) Máy kéo và máy nông nghiệp
- Máy kéo:
+ Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.
+ Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới 30 mã lực.
+ Đến năm 2010 sản xuất được máy kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - 80 mã lực.
- Máy nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương.
d) Máy công cụ
- Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.
- Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
đ) Cơ khí xây dựng
- Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.
- Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
e) Cơ khí tàu thủy
- Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ.
- Đến năm 2010 đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.
- Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.
g) Thiết bị điện
- Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
- Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.
- Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.
h) Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải
- Về cơ khí ôtô:
Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng.
+ Về loại xe thông dụng: đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).
+ Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010.
+ Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010.
- Về cơ khí giao thông vận tải:
+ Đầu tư chiều sâu, bổ sung công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy rải thảm bê tông nhựa, xe lu các loại, trạm nghiền sàng đá công suất 100 - 300 tấn/giờ,...
+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất toa xe lửa cao cấp với tỷ lệ nội địa hóa trên 70% vào năm 2005 và đến 90% vào năm 2010.
Các chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển
a) Chính sách thị trường
- Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Thực hiện bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước.
b) Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài.
- Các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh lệch lãi suất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài, để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện theo hướng nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong toàn ngành cơ khí.
c) Chính sách thuế
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước.
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam.
d) Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
- Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển.
đ) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt.
Để tổ chức thực hiện Chiến lược này, Chính phủ giao cho Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Chiến lược phát triển ngành cơ khí với quy hoạch của từng Bộ, ngành và địa phương.
Tại phiên họp ngày 25/9/2003, sau khi nghe Ban cán sự Đảng Chính phủ báo cáo về Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2020, tại Kết luận số 25-KL/TW ngày 17/10/2003, Bộ Chính trị đã có ý kiến như sau:”Phải coi cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế, cũng cố an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân” và “Thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về lãi suất và thời hạn vay vốn lưu dộng cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài, các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm”.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải
Toàn văn
QUYẾT ĐỊNH của Thủ tướng Chính phủ số 112/2003/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2003 về việc thành lập ban chỉ đạo chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm:
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 1854/TTr-PC ngày 07 tháng 5 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm với thành phần như sau :
1. Trưởng Ban : Ông Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực;
2. Phó trưởng Ban : Ông Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;
Các thành viên :
3. Ông Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp;
4. Ông Trần Đình Khiển, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
5. Ông Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
6. Ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng Bộ Tài chính;
7. Ông Bùi Mạnh Hải, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
8. Ông Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
9. Ông Tống Văn Nga, Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
10. Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Thương mại;
11. Ông Nguyễn Văn Đẳng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
12. Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cơ khí Việt Nam;
13. Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam.
Điều 2. Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm theo đúng mục tiêu và tiến độ đề ra trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2002.
2. Chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch của từng Bộ, ngành với Chiến lược phát triển ngành cơ khí và kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ khí trong Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể các dự án đầu tư và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Chỉ đạo việc khảo sát, thống kê và đánh giá về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất cơ khí trong và ngoài nước.
6. Chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách và giải pháp về tài chính, thuế, thị trường, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cơ khí.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 3. Ban Chỉ đạo có Tổ thường trực giúp việc đặt tại Bộ Công nghiệp và các Tổ công tác khác do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập để phục vụ yêu cầu công tác của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Chính phủ trong các công việc điều hành của Ban Chỉ đạo và của Bộ Công nghiệp trong các vấn đề hành chính và chi tiêu của Ban Chỉ đạo.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công nghiệp và được quản lý, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ông có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Thủ tướng Chính phủ
(đã ký)
Phan Văn Khải
Toàn văn
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hóa":
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG
---------
Số: 18/2001/QĐ-BKHCNMT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Hà nội ngày 11 tháng 06 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005
"Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hóa"
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
- Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
- Căn cứ Quyết định số: 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ chủ yếu và Danh mục các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005;
- Xét đề nghị của các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ Vụ trưởng Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hóa", Mã số: KC.03 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2: Các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ Vụ trưởng Kế hoạch, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(Đã ký)
Chu Tuấn Nhạ
PHỤ LỤC
Mục tiêu, nội dung chủ yếu của chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005
"Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hóa", Mã số: KC.03
(Kèm theo Quyết định số: 18/2001/ QĐ - BKHCNMT ngày 11 tháng 6 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
a. Mục tiêu:
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ làm cơ sở cho tiếp nhận, thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ tự động hóa.
- Tạo dựng cơ sở khoa học và công nghệ cho việc thiết kế , chế tạo các thiết bị, máy móc và hệ thống tự động hóa nhằm nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm trong sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân.
- Chế tạo được một số loại phần tử và cấu kiện tự động, công cụ và hệ thống thiết bị tự động hóa ở mức độ phức tạp cao nhằm bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và phục vụ quốc phòng, an ninh.
b. Nội dung chủ yếu:
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị, hệ thống thiết bị lớn trên cơ sở công nghệ SCADA chuyên sâu và diện rộng phục vụ cho các ngành.
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các bộ điều khiển CNC dưới dạng các modul tiêu chuẩn, phục vụ cho việc nâng cấp các thiết bị của ngành cơ khí.
- Thiết kế chế tạo các thiết bị và hệ thống đo lường và xử lý thông tin tự động phục vụ các quá trình công nghệ sản xuất, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và an ninh quốc phòng.
- Thiết kế chế tạo các robot làm việc trong điều kiện độc hại và khắc nghiệt của môi trường, chế tạo thử các robot thông minh trong các dây chuyền sản xuất tự động hóa.
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo một số thiết bị, linh kiện và cấu kiện tự động hóa chuyên dụng có nhu cầu sử dụng đa dạng của các ngành thay thế cho sản phẩm nhập ngoại.
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị, hệ thống thiết bị, mô hình v.v... về Tự động hóa phục vụ cho việc thực tập, đào tạo các ngành công nghệ cao, thay thế cho sản phẩm nhập ngoại.
- Nghiên cứu tiếp cận một số công nghệ tự động hóa điều khiển hiện đại (Fuzzy, phỏng sinh học v.v...).
1.5.4.2. Các thành tựu về công nghệ chế tạo máy và tự động hóa của Việt Nam
Đối với công nghệ chế tạo máy, với mục tiêu nắm vững và làm chủ các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào chế tạo máy, thiết bị và phụ tùng thay thế ở Việt Nam, một số công nghệ điển hình trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy đã được tiếp cận nghiên cứu và triển khai ứng dụng thành công như sau:
Công nghệ hàn và gia công áp lực đã được nghiên cứu và ứng dụng, lần đầu tiên Việt Nam đã chế tạo thành công hộp giảm tốc cỡ lớn GT3B-2080 với tổng trọng lượng là 11 tấn, hộp giảm tốc GT2-1320 với công suất là 1.000kW, bánh răng cỡ lớn 2.020 mm và bộ truyền bánh răng lớn gồm trục, trục răng, bánh răng... thay thế nhập khẩu, cung cấp cho các nhà máy xi măng, hoá chất…
Nghiên cứu chế tạo thiết bị, đồ gá hàn tự động cho các cơ sở đóng tàu phục vụ chương trình đóng tàu cỡ lớn.
Nghiên cứu công nghệ chế tạo các khuôn dập vỏ ô tô. Công nghệ dập các chi tiết vỏ mỏng, lớn là công nghệ khó, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành nghiên cứu công nghệ này. Nhờ ứng dụng kết quả nghiên cứu, hiện nay Công ty Cơ khí Hà Nội đã làm chủ được công nghệ sản xuất cung cấp cho các cơ sở sản xuất và lắp ráp ô tô thay thế nhập ngoại.
Đã làm chủ công nghệ đúc các chi tiết đặc biệt bằng gang cầu từ nguồn nguyên liệu trong nước. Chế tạo được một số các sản phẩm thay thế nhập ngoại như: ống xả tàu hoả, mũ sứ cao thế, bơm, van chịu áp, trục khuỷu diesel... thay thế nhập ngoại.
Công nghệ gia công biến dạng dẻo là công nghệ cơ bản quan trọng trong ngành chế tạo máy, cho phép tạo phôi với dự lượng gia công ít nhất. Kết quả nghiên cứu của các đề tài: KC.05.18, KC.05.23…đã phục vụ trực tiếp cho công nghiệp quốc phòng.
Công nghệ xử lý bề mặt, gồm công nghệ mạ xoa và công nghệ phun phủ với mục tiêu để phục hồi các chi tiết máy có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. Ngoài việc nắm vững công nghệ, các đề tài đã trực tiếp nghiên cứu chế tạo ra các trang thiết bị, đồ gá để phục vụ cho việc thực hiện công nghệ trên.
Công nghệ gia công chính xác: hàng loạt các thiết bị máy móc có yêu cầu kỹ thuật cao đã được thực hiện thành công trong điều kiện cụ thể của Việt Nam như: các chi tiết quang học của kính nhìn đêm, các chi tiết của máy CNC, PLC, các chi tiết xi lanh cao áp…
Công nghệ tạo mẫu nhanh là công nghệ hiện đại của thế giới, mới được hình thành từ năm 1985 và phát triển ứng dụng vào những năm 1990. Đã thực hiện thành công việc tạo mẫu phức tạp trong y sinh học, các mảnh sọ não đã được Bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí Minh sử dụng, mở ra hướng đi mới cho các cơ sở sản xuất cơ khí.
Có thể khẳng định việc nghiên cứu và làm chủ các công nghệ cơ bản tiên tiến, như: công nghệ tạo phôi, công nghệ gia công không phoi, công nghệ xử lý bề mặt, công nghệ lắp ráp... đã đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cơ khí Việt Nam. Đặc biệt, một số công nghệ như tạo mẫu nhanh, mạ xoa, phun phủ là những công nghệ còn rất mới cũng đang được các nước như Thái Lan, Singapo, Malaixia… tiến hành nghiên cứu áp dụng.
Hầu hết các đề tài, dự án đều ứng dụng các thành quả tiên tiến của tin học, vật liệu mới, tự động hoá... trong nội dung nghiên cứu. ứng dụng hệ điều khiển tự động PLC, CNC... để chế tạo các máy công cụ tiên tiến như: máy cắt plasma, máy phay-tiện CNC, máy ép thuỷ lực PLC 400 tấn, máy CNC 5 trục, máy tiện băng nghiêng... Đặc biệt, việc nghiên cứu hệ thống tính toán song song hiệu năng cao cho máy công cụ CNC đã cho phép gia công chế tạo trên các máy công cụ phục vụ nhu cầu hiện tại của các nhà máy cơ khí. Có thể khẳng định: sau việc CNC hoá các máy công cụ, hiện nay đội ngũ cán bộ KH&CN ngành chế tạo máy đã ứng dụng khai thác tốt các phần mềm chuyên dụng về thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển.
Nhiều đề tài, dự án đã tập trung vào nghiên cứu thiết kế chế tạo máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế khác nhau. Cụ thể là đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm cơ khí và các linh kiện thay thế trong nước, như: dây chuyền chế biến thức ăn gia súc công suất từ 2-5 tấn/giờ; dây chuyền chế biến tinh bột sắn công suất 50 tấn/giờ. Đây là những dây chuyền hoàn thiện, với các hệ thống điều khiển tự động, có chất lượng tương đương với sản phẩm của các nước trong khu vực, thay thế được nhu cầu nhập khẩu, chỉ trong vòng 3 năm (2001-2004) đã chế tạo được tới 14 dây chuyền, cung cấp chuyển giao cho các doanh nghiệp và được đánh giá tốt. Động cơ diesel dải công suất từ 35-360HP đã được nghiên cứu chế tạo, kết quả kiểm chứng bước đầu cho thấy chủng loại động cơ hơn hẳn về chất lượng đối với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp đang có dự án nhằm phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu rất lớn của đất nước. Các chủng loại máy công cụ mặc dù chỉ là sản xuất thử nghiệm như máy cắt plasma, máy ép thuỷ lực… đã được sử dụng ngay cho các cơ sở sản xuất, hiện tại nhu cầu các chủng loại này rất lớn. Các loại máy tiện, phay CNC đã được Công ty Cơ khí Hà Nội đưa ngay vào khai thác, điều đáng lưu ý là nhờ việc nghiên cứu làm chủ được công nghệ, đội ngũ cán bộ KHCN trong lĩnh vực này đã được các đối tác nước ngoài đánh giá cao. Các sản phẩm khác như: thiết bị đóng cọc đa phương nhiều chiều, đá mài cao tốc, bánh răng và hộp giảm tốc cỡ lớn, thiết bị mạ xoa, bơm nước loại 36.000m3/h, bơm chìm loại 35kW và 75kW, xi lanh thuỷ lực cỡ lớn có sức nâng 400 tấn, máy miết-ép PLC phục vụ việc chế tạo vũ khí quốc phòng... đã làm tiền đề cho các cơ sở thực hiện chiến lược phát triển các sản phẩm ngành.
Có thể khẳng định các máy móc, thiết bị được chế tạo từ kết quả của các đề tài nghiên cứu đều thuộc thế hệ tiên tiến, lần đầu được chế tạo tại Việt Nam. Về cơ bản các sản phẩm tạo ra có tính năng tương đuơng với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, về mức độ tinh xảo, tuổi thọ của sản phẩm công nghệ cao cần phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện để đưa vào sản xuất công nghiệp. Một số sản phẩm tạo ra có chất lượng hơn của Trung Quốc như tời neo, động cơ diesel, khuôn dập vỏ ô tô… (Hệ thống tời neo đã được cơ quan đăng kiểm Nhật Bản chứng thực và được Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ sử dụng).
Về công nghệ chẩn đoán tình trạng thiết bị máy móc, đã cơ bản làm chủ công nghệ chẩn đoán tiên tiến bằng phương pháp phân tích dao động, nhiệt độ và dầu bôi trơn, giúp cho các cơ sở sản xuất chấm dứt tình trạng quản lý theo kiểu cũ, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng do chủ động sản xuất và giảm thời gian ngừng máy sửa chữa định kỳ theo phương pháp cổ điển. Đã ứng dụng thành công công nghệ mạ xoa để phục hồi và nâng cao các chi tiết chịu mài mòn, là công nghệ mới hiện nay đã được các cơ sở triển khai ứng dụng.
Năng lực công nghệ nội sinh của ngành cơ khí ngày một nâng cao, từ chỗ chỉ sản xuất được những sản phẩm cơ khí đơn giản với công nghệ lạc hậu, nay đã thích nghi và làm chủ nhiều công nghệ phức tạp và công nghệ cao (CNC, CAD, CAM), tạo ra nhiều sản phẩm mới giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hầu hết các thiết bị, máy móc được chế tạo trong nước có giá thành hạ từ 30-40%so với giá nhập khẩu, với chất lượng tương đương.
Về hiệu quả kinh tế: chỉ tính một số sản phẩm lớn mà ngành cơ khí đã nghiên cứu chế tạo với kinh phí đầu tư từ ngân sách chưa đến 20 tỷ đồng (trong đó có nhiệm vụ thu hồi tới 80% kinh phí cấp từ ngân sách) như: dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, dây chuyền chế biến tinh bột sắn, xi lanh thuỷ lực, máy cắt plasma, các loại cần trục phục vụ chương trình đóng tàu (100 cổng trục 30-50 tấn, 4 cần trục chân đế 50-100 tấn, 1 cổng trục 200 tấn và đang làm cổng trục 450 tấn) đã tiết kiệm cho nền kinh tế khoảng 560 tỷ đồng so với nhập ngoại.
Đối với công nghệ tự động hoá, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống tự động thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các đối tượng phân tán trên diện rộng trong điều kiện và môi trường khắc nghiệt, có khả năng kết nối các loại kênh truyền: thoại, vô tuyến, cáp quang... Các thiết bị của hệ thống được chế tạo trên cơ sở các công nghệ hiện đại như công nghệ nhúng, CPLD, FPGA, công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại, công nghệ laser, đảm bảo độ ổn định, độ tin cậy và tuổi thọ cao. Đã làm chủ được công nghệ xử lý ảnh động với tốc độ >25 ảnh /giây, tạo ra công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống tự động bám sát mục tiêu có độ chính xác cao. Hệ thống do ta thiết kế chế tạo đạt các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến nhưng với giá thành chỉ khoảng 25 - 30% giá nhập ngoại, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng triệu USD mỗi hệ.
Từ kết quả của đề tài về nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hoá quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam, đã ứng dụng thành công công nghệ lập trình vi mạch để chế tạo ra trạm mặt đất mới thay thế trạm mặt đất cũ của Pháp bị hỏng để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống đo Carota điện Sodesep (gồm máy giếng và trạm mặt đất). Đã lựa chọn được các thông số tối ưu cho việc thiết kế chế tạo hệ thống máy giếng đo kiểm tra khai thác. Hệ thống hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt ở nhiệt độ cao (150 độ C đến 168 độ C). Đây là thiết bị mới lần đầu tiên được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Việt Nam.
Từng bước làm chủ từ khâu thiết kế, chế tạo và lắp ráp các hệ điều khiển số trực tiếp bằng máy tính chuyên dụng (CNC) nhằm nâng cấp các công cụ, đáp ứng nhu cầu CNC hoá đối với hàng chục ngàn máy công cụ tại các cơ sở sản xuất trong nước. Đã tiến hành nghiên cứu về CNC thông minh, với sản phẩm đặc trưng như máy phay CNC 3 trục có bộ điều khiển thông minh và xây dựng mô hình Hexapol mở ra nhiều khả năng ứng dụng. Chế tạo thành công thiết bị tự động điều khiển cắt bằng tia laser công suất 1 kW, có thể cắt vật liệu có tính chất cơ lý khác nhau theo các đường cong phức tạp, đảm bảo vết cắt nhỏ gọn, đáp ứng yêu cầu gia công trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao mức độ tự động hoá cho các loại trạm trộn bê tông và các loại trạm trộn thức ăn gia súc, phân bón, đã tạo ra được hệ thống điều khiển giám sát các dây chuyền sản xuất định lượng theo mẻ, hoặc liên tục cả phần cứng và phần mềm, có tính năng kỹ thuật tương đương với các hệ thống của nước ngoài. Tạo ra các modul có cấu hình thích hợp có thể áp dụng với từng loại công trình, từng loại thiết bị. Giá thành sản phẩm bằng một phần hai giá của nước ngoài cùng loại và có tính năng ưu việt hơn hẳn của nước ngoài.
Đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hoá chế biến nông sản. Chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 tấn/giờ điều khiển tự động hoàn toàn. Năng suất dây chuyền tăng hơn so với yêu cầu thiết kế 20% (7 tấn/giờ ). Hệ thống cân định lượng đạt độ chính xác cao (sai số nhỏ hơn 0,4%). Độ đồng đều của sản phẩm đạt trên 99%. Sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định và đã được công nhận đạt chất lượng quốc tế. Góp phần làm giảm được 70% lao động, giá thành dây chuyền thấp, chỉ bằng 35% dây chuyền cùng loại của nước ngoài.
Thiết bị tự động đo khí metan cầm tay dùng cho khai thác hầm lò đã được chế tạo thành công. Thiết bị đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn Việt Nam, có tính năng tương đương nhưng với giá thành chỉ bằng một phần ba so với nhập ngoại. Hệ thống thiết bị lọc bụi chất lượng cao, được điều khiển theo chương trình cũng đã được nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công, có tác dụng bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, giảm bụi phát sinh trong các nhà máy.
Trên cơ sở ứng dụng hệ thống điều khiển tự động DCS, đã thiết kế và chế tạo thành công máng khí động năng suất 350 tấn/giờ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bột xi măng rời đến các công trình xây dựng giá thành bằng 50% giá nhập ngoại; thiết kế và chế tạo dây chuyền hệ thống nồi nấu bột giấy kiểu đứng 140m3 (15.000 tấn/năm) cho Công ty giấy Đồng Nai, giảm nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ.
Đã triển khai công nghệ tự động hoá tích hợp, là công nghệ gắn kết trên cơ sở hệ thống tự động hoá công nghệ sản xuất với hệ thống tự động hoá quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, bước đầu phát huy hiệu quả tốt tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, thí dụ như nhà máy sản xuất cáp viễn thông SACOM, may SAIGON, v.v...
Đã tạo ra được một số sản phẩm gồm các loại robot có công dụng khác nhau, với những mức độ thông minh khác nhau và đưa vào ứng dụng tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, như: robot hàn ứng dụng tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, robot sơn ứng dụng tại Cơ sở công nghiệp quốc phòng, Nhà máy sửa chữa tăng, thiết giáp (Bộ Quốc phòng). Việc chế tạo robot thông minh đang được tiếp tục hoàn thiện và đưa vào ứng dụng từng bước trong công tác phòng, chống các bệnh lây lan tại các bệnh viện trong ngành y tế và phục vụ các dây chuyền sản xuất thuốc nổ thuộc lĩnh vực quốc phòng.
Đã làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo các cấu kiện, cụm cấu kiện chức năng, các thiết bị và hệ thống tự động hoá với các độ phức tạp và mức độ thông minh khác nhau, thay thế nhập ngoại, phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo trong các trường đại học, các trường cao đẳng, dạy nghề. Việc áp dụng các kết quả đó vào các cơ sở đào tạo ngày càng trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tự động hoá và các lĩnh vực có liên quan.
Song song với các nội dung nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thực tế, các đề tài nghiên cứu đã tiếp cận với các công nghệ mới, hiện đại có triển vọng trong lĩnh vực tự động hoá như: phỏng sinh học, điều khiển thông minh trên cơ sở trí tuệ nhân tạo, v.v... Các kết quả nghiên cứu theo hướng này sẽ mở ra các nghiên cứu ứng dụng hiện đại và hiệu quả trong thời gian tới.