1.5.1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1.5.1.1. Các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ sinh học
Chỉ thị số 50 CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khái thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường.
Với những thành tựu KH&CN vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ 20, công nghệ sinh học (CNSH) từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới. Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự CNH, HĐH, là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học. Trong những năm qua, CNSH nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNSH của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một bước. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH đã được quan tâm đầu tư. Trình độ R&D công nghệ đã được nâng cao rõ rệt. Việc ứng dụng CNSH truyền thống trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông - lâm - thuỷ sản; sản xuất vắc-xin và một số chế phẩm phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, CNSH hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước lên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của CNSH đối với nước ta. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển CNSH còn chậm và chưa triệt để; chưa có kế hoạch tổng thể phát triển CNSH và công nghiệp sinh học; chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương và chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển CNSH, nhất là công nghiệp sinh học.
Các văn bản pháp quy toàn văn:
Chỉ thị số 50 CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môitrường. Với những thành tựu khoa học và công nghệ vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ XX, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia công nghiệp trên thế giới.
Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; và một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học.
Trong những năm qua, công nghệ sinh học nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một bước. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học đã được quan tâm đầu tư. Trình độ nghiên cứu và phát triển,công nghệ đã được nâng cao rõ rệt. Việc ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông - lâm - thuỷ sản; sản xuất vắc-xin và một số chế phẩm phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, công nghệ sinh học hiện đại của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân. Công nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ của các cấp uỷ đảng, các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của công nghệ sinh học đối với nước ta. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ sinh học còn chậm và chưa triệt để; chưa có kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học và công nghiệp sinh học, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương và chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển công nghệ sinh học.
I- Mục tiêu phát triển công nghệ sinh học
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định công nghệ sinh học là công nghệ được ưu tiên phát triển. Mục tiêu phát triển công nghệ sinh học trong thời gian tới là:
Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông - lâm - thuỷ sản chế biến nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; tiến tới giảm nhập khẩu và tự cung cấp được một phần quan trọng nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân; áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong công tác bảo vệ và khắc phụ ô nhiễm môi trường.
Phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi nông nghiệp và nông thôn.
II- Nhiệm vụ phát triển công nghệ sinh học
1 - Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống trong lĩnh vực nông - lâm – ngư nghiệp
Công nghệ sinh học phải góp phần quan trọng trong việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo ra các công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Trong lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học có nhiệm vụ góp phần giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc và bảo đảm sản xuất cung cấp đủ các vắc-xin thiết yếu và một số loại thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh. Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mũi nhọn để sản xuất vắc- xin thế hệ mới và thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp. Nhanh chóng đưa liệu pháp công nghệ gien, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vitamin và axít amin.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.
2- Đẩy mạnh xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2015 cung cấp đủ cán bộ cho các nhu cầu nghiên cứu, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất kinh doanh.
Tăng cường đầu tư và hoàn thiện mạng lưới các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học; tập trung đầu tư dứt điểm và đầu tư vào sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm, xây dựng ở ba miền Bắc, Trung, Nam các trung tâm mạnh về công nghệ sinh học làm hạt nhân cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong cả nước.
Nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực đối với một số lĩnh vực công nghệ quan trọng của công nghệ sinh học.
Làm chủ được công nghệ gien nhằm tạo ra các biến đổi bộ gien thực vật, động vật theo hướng có lơi; chữa các bệnh di truyền; chú trọng nghiên cứu các đặc điểm và những thay đổi bộ gien của người và vi sinh vật do tác động của ô nhiễm môi trường và chất độc hoá học. Đẩy mạnh ứng dụng tin - sinh học phục vụ nghiên cứu công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gien.
Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và động vật trong tạo và nhân nhanh giống cây trồng và vật nuôi có ưu thế về năng suất, chất lượng; phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu tế bào.
Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ enzim - protein trong công nghiệp chế biến và đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch học phân tử phục vụ sản xuất vắc-xin thế hệ mới và chế phẩm chẩn đoán.
Công nghệ vi sinh tập trung nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống cao sản bằng công nghệ cao; nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật lên men vi sinh vật trong sản xuất phục vụ phát triển công nghiệp sinh học.
3- Xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học
Tiến hành quy hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế.
Công nghiệp sinh học nông nghiệp và thuỷ sản tập trung, phát triển công nghiệp sản xuất giống, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi và công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
Công nghiệp sinh học y dược tập trung sản xuất vắc-xin, chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh và kháng sinh.
Công nghiệp sinh học hoá chất và sinh học thực phẩm tập trung sản xuất axít amin, xít hữu cơ, enzim công nghiệp, enzim thực phẩm, phụ gia thực phẩm và thực phẩm lên men.
Công nghiệp sinh học phục vụ bảo vệ môi trường tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật làm sạch môi trường và xử lý ô nhiễm.
III- Giải pháp
Để đạt được các mục tiêu và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra nhằm phát triển công nghệ sinh học, cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp uỷ đảng, các ngành, các cấp và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách và tăng cường công tác quản lý nhà nước,về nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học.
Sớm hình thành hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn sinh học.
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học và công nghiệp sinh học. Cần tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp sinh học, trong đó ưu tiên lĩnh vực y - dược.
Có chính sách thu hút đa dạng hoá các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước cho nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học thiết yếu. Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho một số chương trình trọng điểm về xây dựng phòng thí nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi cho phát triển nhanh các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ.
Có chính sách gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội để đào tạo đội ngũ cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi và nâng cao trình độ nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học của đất nước.
IV- Tổ chức thực hiện
Các cấp uỷ, tổ chức đảng từ Trung ương tới địa phương phải coi việc đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học và xây dựng nền công nghiệp sinh học là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nghiêm túc tổ chức quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống Văn bản pháp luật, tạo điều kiện pháp lý thuận 1ợi nhất cho việc phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách, giải pháp được nếu trong Chỉ thị này; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học và công nghệ sinh học.
Các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng về các nội dung của Chỉ thị, tích cực tham gia tổ chức phong trào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất – kinh doanh và đời sống.
Ban Khoa giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Ban Bí thư về tình hình thực hiện Chỉ thị này.
TM BAN BÍ THƯ
(Đã ký)
Phan Diễn
Toàn văn NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ Về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010:
CHÍNH PHỦ
--------------
Số 18/CP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
Hà nội, ngày 11 tháng 3 năm 1994
|
NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ
Về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010
--------------
Công nghệ sinh học là tập hợp các ngành khoa học (Sinh học phân tử, Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh hoá học và Công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật tế bào thực vật và động vật.
Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác ( công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới ), công nghệ sinh học sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất , nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiến vào thế kỷ 21 .
I .Thực trạng và yêu cầu phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam
1.Việt nam là một nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú bảo đảm cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển công nghệ sinh học.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên này hiện chưa được sử dụng tốt và đang có nguy cơ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi , không phù hợp với các qui luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của chúng.
2.Tuy năng lực nghiên cứu triển khai về công nghệ sinh học của chúng ta hiện nay đã có khả năng đáp ứng được một số yêu cầu của nền kinh tế quốc dân , tiếp thu và vận dụng các thành tựu của thế giới vào điều kiện của Việt Nam, song nhìn chung còn rất hạn chế cả về trình độ của các công trình lẫn khả năng tạo ra các công nghệ mới phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Cho đến nay chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học thuộc các chuyên ngành ở các trình độ khác nhau , song đội ngũ này chưa đồng bộ , thiếu cán bộ đầu đàn và chuyên môn giỏi . Trong thời gian qua đội ngũ này chưa phát huy được tác dụng do thiếu điều kiện làm việc , thiếu thông tin nghiêm trọng và kiến thức ít được đổi mới.
Chúng ta đã có một hệ thống các cơ quan khoa học công nghệ về công nghệ sinh học. Những cơ quan này đang cố gắng hướng các hoạt động của mình vào việc phát triển các công nghệ thích hợp phục vụ nền kinh tế quốc dân. Song do phát triển tự phát và thiếu qui hoạch, hệ thống này còn phân tán, không đồng bộ, cơ sở vật chất lạc hậu, do đó hoạt động kém hiệu quả.
3. Ngành công nghiệp sinh học của Việt nam chưa phát triển, phần lớn các sản phẩm có liên quan đến công nghệ sinh học đều là sản phẩm nhập ngoại, trong khi đó chúng ta lại đang xuất khẩu nông sản dưới dạng nguyên liệu.
4. Tuy công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học của chúng ta chưa phát triển , song nước ta có những tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng công nghệ sinh học: công cuộc đổi mới nền kinh tế quốc dân tạo ra nhu cầu lớn về công nghệ và một môi trường thuận lợi cho công nghệ sinh học phát triển; 70 triệu người Việt nam v??i sức mua đang dần được nâng cao sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sự phát triển công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn mà chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng; chúng ta có tiềm lực khoa học công nghệ nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú.
Thực trạng trên đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển công nghệ sinh học góp phần đẩy nhanh tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân.
II. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam
1.Quan điểm phát triển Công nghệ sinh học ở Việt Nam:
a. Phát triển công nghệ sinh học nhằm vừa khai thác tối ưu vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.
b. Phát triển công nghệ sinh học nhằm chủ yếu phục vụ phát triển nền Nông Lâm Ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống.
Phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu của thế giới áp dụng vào điều kiện cụ thể cuả Việt nam nhanh chóng đi ngay vào các công nghệ tiên tiến ( chú trọng qui mô vừa và nhỏ) đồng thời với việc hiện đại hoá các công nghệ truyền thống.
2. Mục tiêu phát triển công nghệ sinh học đến năm 2010
a.Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sống .
b.Xây dựng một ngành công nghiệp sinh học phát triển bảo đảm sản xuất được các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
c.Tạo lập được một hệ thống các cơ quan khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học có năng lực tiến hành nghiên cứu phát triển ở trình độ cao và có khả năng tạo ra các công nghệ mới, hiện đại phục vụ nền kinh tế quốc dân.
III. Nội dung phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010
1. Công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp :
a. Tạo các công nghệ phục tráng và nhân nhanh các giống cây lương thực, rau, hoa, quả, cây công nghiệp, thực vật thuỷ sinh và cây rừng có năng suất chất lượng tốt và tính chống chịu cao đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu bệnh, phục vụ phát triển sản xuất nông Lâm Ngư nghiệp và phủ xanh đất trống đồi trọc .
Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học trong công tác lai tạo giống, khai thác tối đa con giống quí , phát triển đàn gia súc gia cầm và thuỷ sản.
Sử dụng các biện pháp công nghệ sinh học để phát triển duy trì và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm .
b.Tạo các công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh học, đặc biệt chú trọng công nghệ sản xuất phân vi sinh vật có lân các chất kích thích sinh trưởng, các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ cây trồng .
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các loại thức ăn giầu dinh dưỡng (giầu Protein, vitamin các loại, thuốc thú y các loại vacxin thông thường và mới phục vụ chăn nuôi công nghiệp, các loại gia súc, gia cầm thuỷ sản và động vật rừng.
c. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học để bảo quản và chế biến nông - lâm - thuỷ sản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của chúng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ chế biến các phụ chế phẩm nông - lâm - ngư nghiệp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế .
2. Công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ sức khoẻ con người :
a.Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt coi trọng việc phát triển công nghiệp sản xuất kháng sinh, sản xuất vacxin kinh điển và một số loại vacxin thế hệ mới .
b.Nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất các chế phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị các bênhj nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn .
c.Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm sinh học để phòng chống suy dinh dưỡng ở tre em và tăng cường thể lực cho cộngđồng .
3. Công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ môi trường sống và tài nguyên sinh vật:.
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học xử lý các chất thaỉ công nghiệp, chất thải đô thị, các nguồn nước và không khí ô nhiễm.
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ phục vụ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là phục vụ chương trình phát triển rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc .
Nghiên cứu phát triển duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, hạn chế sự mất mát các nguồn gen .
4. Công nghệ sinh học phục vụ các ngành công nghiệp khác
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các loại axit và dung môi hữu cơ.
Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học phục vụ khai thác các loại khoáng sản và dầu khí.
5. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
a.Tập trung trong thời gian ngắn xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học đồng bộ về ngành nghề và trình độ .
Nhanh chóng xây dựngvà hoàn thiện các cơ sở cũng như chương trình đào tạo lại các trường đại học để đào tạo chính qui và thường xuyên đào tạo lại cán bộ công nghệ sinh học.
b.Tổ chức lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
Trên cơ sở các cơ quan khoa học công nghệ hiện có, xây dựng hoàn chỉnh Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.
Từng bước nâng cấp các phòng thí nghiệm của các cơ quan nghiên cứu khác để các cơ quan này đủ khả năng tiếp thu và cải tiến các công nghệ của nước ngoài và tạo được công nghệ phục vụ các ngành kinh tế quốc dân .
Chuyển một số phòng thí nghiệm chuyên phát triển các công nghệ cụ thể và công nghệ có trình ddộ trung bình cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở khoa học công nghệ của riêng mình.
Nhanh chóng xây dựng được các ngân hàng gen cũng như ngân hàng dữ liệu thông tin về các chungr giống và thông tin khoa học công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học.
6. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học:
a. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào việt nam, đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện có và thiết lập các cơ sở sản xuất mới có trình độ công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, ưu tiên xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất kháng sinh và vacxin .
b. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào việt nam và công nghệ tạo ra trong nước , cơ khí hoá và hiện đại hoá các công nghệ sản xuất truyền thống, công nghệ sản xuất nước mắm, nước chấm, tương.. phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu .
c. Phát triển các cơ sở thiết kế, gia công và chế tạo các dây chuyền thiết bị công nghệ sinh học cho các cơ sở pilot và sản xuất, trong đố ưu tiên các năng lực thiết kế chế tạo các dây chuyền thiết bị lên men .
IV. Những biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học
1. Tăng cường tiềm lực nội sinh về khoa học - Công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
a. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng các Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức lại các cơ quan khoa học - công nghệ về công nghệ sinh học nói ở điểm 5 mục 3 trên đây .
b. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ có liên quan xây dựng chủ trương, kế hoạch đào tạo cán bộ công nghệ sinh học thuộc các chuyên ngành và các trình độ khác nhau ở các trường Đại học trong nước và ở nước ngoài nhằm phục vụ việc phát triển công nghệ sinh học.
c. Nhà nước khuyến khích việc tiếp xúc giữa các nhà công nghệ sinh học Việt Nam và thế giới thông qua tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam và cử chuyên gia Việt Nam tham dự các hội thảo quốc tế, đảm bảo cho các trung tâm khoa học lớn của cả nước (Hà nội và TP. Hồ Chí Minh ) có đủ các loại sách báo và tạp chí về công nghệ sinh học.
d. Nhà nước tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu - phát triển công nghệ trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về công nghệ sinh học, khuyến khích các nhà khoa học trẻ tiến hành công tác nghiên cứu và nâng cao trình độ.
2. Các biiện pháp và chính sách khuyến khích việc xây dựng nền công nghiệp sinh học ở Việt nam:
a. Nhà nước có chính sách khuyến khích (giảm thuế cho vay vốn, với chế độ ưu đãi thủ tuch thuận lợi) các doanh nghiệp đổi mới hay nhập công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học để sản xuất các sản phẩm mới, các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ có trình độ cao và các sản phẩm thiết yếu phục vụ nền kinh tế quốc dân.
b. Nhà nước có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc nhậpkhẩu các sản phẩm và các công nghệ mà trong nươcs tự tạo ra được , ngăn gừa việc nhập các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng gây nguy hại cho con người và môi trường sống .
c. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lập các cơ sở khoa học công nghệ của riêng mình để không ngừng nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
3. Chính sách hợp tác quốc tế
Nhà nước khuyến khích sử dụng tại Việt nam các chuyên gia có trình độ cao của các nước và công đồng người Việt Nam ở nước ngoài làn cố vấn hoặc tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo cán bộ nghiên cứu phát triển công nghệ.
Trong một số trường hợp cụ thể nhà nước khuyến khích và tài trợ các quan hệ song phương và đa phưoưng giữa các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
4. Vốn đầu tư chophát triển công nghệ sinh học
Vốn đầu tư cho phát triển công nghệ sinh học sẽ được lấy từ nhiều nguồn:
- Vốn ngân sách, vốn viện trợ của các tổ chức Quốc tế , các tổ chức Chính Phủ- đặc biệt là vốn viên trợ ODA, các tổ chức phi Chính phủ và vốn huy động từ các doanh nghiệp .
- Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và cho việc phat triển tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học.
- Việc đầu tư để phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ sinh học sẽ do các doanh nghiêp tự lo.
- Riêng đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính phục vụ công cộng và bảo vệ môi trường sống, nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc toàn phần tuỳ từng trường hợp cụ thể.
V. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ Nông nghiêp và Công nghiệp Thực phẩm, Y tế, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp nhẹ, xây dựng và chỉ đạo việc thực hiên " Chương trình phát triển công nghệ sinh học" của Bộ mình nhằm phát triển các ngành sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học và xây dựng ngành công nghệ sinh học.
2. Bộ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện " chương trình phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
3. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng với Bộ tài chính và Bộ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch đầu tư cho phát triển công nghệ sinh học, dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm và 5 năm và các nguồn viện trợ từ ngoài nước cho viêc thực hiện nghị quyết này , trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt .
4. Bộ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì cùng với các Bộ khác có liên quan xây dựng trình chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách chế độ nơi ở phần 4 của nghị quyết này.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm ướng dẫn và đôn đốc các Bộ và các địa phương thực hiện nghị quyết này.
Bộ trưởng các Bộ, thủ truởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết này.
TM. Chính phủ
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
(Đã ký)
Toàn văn
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 188/2005/QĐ-TTG
NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW
NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
A. MỤC TIÊU:
Chương trình hành động của Chính phủ cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp; thể chế hoá các chủ trương, chính sách trong Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đưa nhanh Chỉ thị vào cuộc sống và nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu đến năm 2010:
- Tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ sinh học chủ yếu; triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng.
- Tạo ra các sản phẩm mới bằng công nghệ sinh học (như: giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp,...) có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.
- Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học vừa và nhỏ nhằm sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
2. Mục tiêu đến năm 2020:
- Cung cấp đủ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao và chất lượng tốt, đủ năng lực sáng tạo và làm chủ các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến và hiện đại về công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân.
B. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học nhằm ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm sau:
1. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành thuỷ sản.
3. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ ngành y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
4. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
5. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ ngành công nghiệp chế biến.
II. Nâng cao trình độ và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học:
1. Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, trong đó chú trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm đến năm 2015 đáp ứng đủ cán bộ cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ về công nghệ sinh học.
- Đối với đào tạo ở trong nước: tập trung quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo; có sự phân công nhiệm vụ đào tạo rõ ràng cho các trường đại học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền lãnh thổ; kết hợp chặt chẽ các cơ sở đào tạo với các cơ sở nghiên cứu trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học; khuyến khích việc đào tạo kỹ sư công nghệ sinh học, ưu tiên cơ sở vật chất kỹ thuật và số lượng tuyển sinh cho loại hình đào tạo này.
- Đối với đào tạo ở nước ngoài: sử dụng chương trình gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để tập trung đào tạo cán bộ đầu ngành, có trình độ cao, chất lượng giỏi và chuyên sâu cho từng lĩnh vực.
2. Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam; xây dựng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam các trung tâm mạnh, tiên tiến và hiện đại về công nghệ sinh học để làm hạt nhân cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong cả nước.
3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học, trong đó chú trọng mạng lưới các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm và khảo nghiệm, việc thiết kế và chế tạo các thiết bị công nghệ đặc thù.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút và tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư của nước ngoài để phát triển công nghệ sinh học theo hướng hội nhập về trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ; phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật; hiện đại, đồng bộ về công nghệ và thiết bị.
III. Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học:
1. Xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước theo kế hoạch dài hạn, bao gồm chương trình khoa học và công nghệ, chương trình kỹ thuật - kinh tế để tiến hành nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
2. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng các lĩnh vực:
- Công nghiệp chế biến thực phẩm từ các nông, lâm, thuỷ, hải sản; công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước chấm, nước giải khát...bằng các công nghệ lên men vi sinh, enzim và protein; công nghiệp sản xuất các dòng axit amin, axit hữu cơ, enzim công nghiệp, phụ gia thực phẩm, men và enzim thực phẩm.
- Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thuỷ sản: tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống thuần, giống lai, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Công nghiệp sinh học trong y dược: tập trung sản xuất các loại vắc - xin, chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các hoá dược khác.
- Công nghiệp sinh học trong bảo vệ môi trường: tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật để làm sạch môi trường, xử lý ô nhiễm và sự cố môi trường.
3. Hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học.
IV. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học:
1. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chú trọng đến các chính sách thu hút, tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư; chính sách ưu đãi nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm gắn kết chặt chẽ công nghệ sinh học với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc phát triển nhanh các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ, làm tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trước mắt tập trung xem xét để ban hành quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, tiến tới xây dựng và ban hành Luật An toàn sinh học nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ sinh học, đồng thời tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển nhanh và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
V. Để triển khai các nội dung trong Chương trình hành động này của Chính phủ, phê duyệt về nguyên tắc danh mục 12 đề án, dự án, nội dung công việc; cơ quan chủ trì, phối hợp xây dựng và thời hạn hoàn thành để trình Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục kèm theo Quyết định này).
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Chỉ thị và Chương trình hành động:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
II. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan đầu mối của Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Chương trình hành động này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ tại các Bộ, ngành và địa phương có liên quan; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì xây dựng đề án "Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020".
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam".
- Chủ trì xây dựng đề án "Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học".
- Chủ trì xây dựng đề án "Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và thể chế về công nghệ sinh học".
- Chỉ đạo xây dựng và chủ trì tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tiềm lực công nghệ sinh học của các Bộ, ngành và địa phương.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì xây dựng đề án "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
3. Bộ Y tế:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2020".
4. Bộ Thuỷ sản:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020".
5. Bộ Công nghiệp:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến".
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020".
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường".
- Chủ trì xây dựng dự án "Luật An toàn sinh học" và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam".
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện các nội dung, đề án, dự án của Chương trình hành động trên của Chính phủ.
9. Các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng và ưu tiên lồng ghép kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Bộ, ngành và địa phương mình, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trên, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Khoa học và Công nghệ để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Phụ lục
CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Đề án, dự án, nội dung công việc
|
- Cơ quan chủ trì
- Cơ quan phối hợp
|
Hình thức văn bản và cấp phê duyệt
|
Thời hạn hoàn thành
|
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học:
|
1
|
Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020.
|
- Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ NN&PTNT, YT, TS, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
12/2005
|
2
|
Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.
|
- Bộ NN&PTNT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, YT, TS, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
8/2005
|
3
|
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2020.
|
- Bộ YT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
4
|
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020.
|
- Bộ TS chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, NN&PTNT, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CNVN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
5
|
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
|
- Bộ CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, TS, NN&PTNT, YT, KH&ĐT, TC.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
6
|
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
|
- Bộ TN&MT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, NN&PTNT, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CNVN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
II. Nâng cao trình độ và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học:
|
7
|
Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam.
|
- Bộ GD&ĐT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, CN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
8
|
Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam
|
- Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, GD&ĐT, CN, Viện KH&CNVN.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
9
|
Đề án đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học.
|
- Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ NN&PTNT, YT, TS, CN, GD&ĐT.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
3/2006
|
III. Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học:
|
10
|
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020.
|
- Bộ CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS.
|
- Quyết định phê duyệt của TTgCP.
|
12/2006
|
IV. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học:
|
11
|
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và thể chế về công nghệ sinh học.
|
- Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, CN.
|
- Các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Bộ trở lên.
|
2005-2007
|
12
|
Dự án Luật An toàn sinh học và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
|
- Bộ TN&MT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, TP, NN&PTNT, YT, TS, CN, TC, KH&ĐT.
|
- Dự án Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
- Trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua.
|
12/2008
|
Ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen:
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 212 /2005/QĐ-TTg
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26tháng 8 năm 2005
|
Quyết định
Về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều l. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
·Ban Bí thư trung ương Đảng;
·Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
·Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
·Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
·HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
·Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
·Văn phòng Quốc hội;
·Văn phòng Chủ tịch nước;
·Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
·Toà án nhân dân tối cao
·Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
·Học viện Hành chính quốc gia;
·Công báo;
·VPCP, TBNC, CáC PCN, BNC, BĐH112,
·Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ Cục đơn vị trực thuộc;
·Lưu: Văn thư, KG (5b). 310
|
KT. Thủ tướng
Phó thủ tướng
PHẠM GIA KHIÊM
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Quy chế
Quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 212/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều l. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý nhà nước về an toàn sinh học trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển; đánh giá, quản lý rủi ro và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen nhằm bảo vệ sức khởe con người, môi trường và đa dạng sinh học.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan tới các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ biến đổi gen trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với các quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn sinh học là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khản nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đ??i gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
2.Gen là đơn vị di truyền, một đoạn của vặt chất di truyền quy định sự di truyền của tính trạng ở sinh vật.
3.ADN (axit deoxyribonucleic) là vật chất di truyền của sinh vật, có hình dạng một chuỗi xoắn kép, bao gồm rất nhiều gen (đơn vị di truyền).
4. Công nghệ chuyển gen là việc chuyển gen của một sinh vật này sang cho một sinh vật khác, bắt buộc chuỗi ADN của sinh vật đó phải tiếp nhận gen mới.
5. Sinh vật biến đổi gen là các động vật, thực vật, vi sinh vật có cấu trúc gen bị thay đổi do công nghệ chuyển gien.
6. Sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gienlà sản phẩm, hàng hóa được tạo ra toàn bộ hoặc một phần từ sinh vật biến đổi gien.
7. Phóng thích sinh vật biến đổi gien là việc chủ động đưa sinh vật biến đổi gien vào môi trường.
8.Đánh giá rủi ro là xác định tính chất nguy hiểm tiềm ẩn và mức độ thiệt hại đã hoặc sẽ có thể xảy ra trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gien nhất là việc sử dụng và phóng thích sinh vật biến đổi gien; đến sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien đối với sức khỏe cong người, môi trường và đa dạng sinh học.
9. Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục những rủi ro trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gien; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien đối với sức khỏe của con người, môi trường và đa dạng sinh học
10. Khảo nghiệm là hoạt động kiểm định mức độ an toàn sinh học của sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trong điều kiện cụ thể của Việt Nam trước khi đưa vào sản xuất, kinh doanh và sử dụng.
Chương II
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC,
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ KHẢO NGHIỆM
Điều 4. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
l Các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ và cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với từng loại sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
3. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề này.
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có. nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản an toàn, không để thất thoát các sinh vật biến đổi gen và các vật liêu có liên quan nguy hiểm khấc ra môi trường.
Điều 5. Khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân tiến hành khảo nghiệm đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Điều kiện dăng ký hoạt động khảo nghiệm:
a) Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, công nghệ và cárl bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm đối với từng loại sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để có thể kiểm soát và xử lý rủi ro hữu hiệu theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề này;
b) Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen cần tiến hành khảo nghiệm phải là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và đã được cơ quan nhà rước có thẩm quyền đánh giá nghiệm thu;
c) Có các biện pháp giám sát và quản lý rủi ro trong quá trình khảo rlghiệm;
d) Khu vực tiến hành khảo nghiệm phải được cách ly với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của Bộ quản lý ngành, lmh vực về vấn đề này.
2.Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm:
b) ý kiến đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến triển khai khảo nghiệm;
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại Khoản l Điều này;
d) Các thông tin liên quan cần thiết khác theo yêu cầu của cơ quan cấp đăng ký.
3. Trình tự, thủ tục:
a) Gửi hồ sơ đăng ký khảo nghiệm đến Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề này có trách nhiệm thầm định hồ sơ và ra quyết định cho phép khảo nghiệm đối với các trường hợp đủ điều kiện; trường hợp không cho phép tiến hành khảo nghiệm, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ quản lý ngành, /ĩnh vực có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối của Chính phủ biết khi cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành khảo nghiệm.
Chương III
SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG
Điều 6. Điều kiện sản xuất, kinh doanh
l. Tổ chức, cá nhân chỉ được tiến hành sản xuất, kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có đủ các điều kiện sau:
a) Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên đã được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
b) Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên nằm trong danh mục các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đồi gien được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gien phải có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực tương ứng.
Điều 7. Ghi nhãn hàng hoá
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá là sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen lưu thông, buôn bán trên thị trường, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hoá còn phải ghi thêm dòng chữ trên bao bì: ''sản phẩm có sử dụng công nghệ chuyển gien '' để người tiêu dùng xem xét, lựa chọn.
Điều 8. Theo dõi, giám sát và báo cáo
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải thường xuyên theo dõi. giám sát mức độ an toàn của chúng đối với sức khỏe con người, môi trường, đa dạng sinh học, khi để xảy ra rủi ro phải báo cáo ngay với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ quản lý ngành. lĩnh vực về vấn đề này.
Chương IV
NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, LƯU GIỮ VÀ VẬN CHUYỂN
Điều 9. Điều kiện nhập khẩu sinh vật biến đổi gen
l. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích nghiên cứu phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Đã được nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó;
b) Có biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.
2. Sinh vật biến đồi gen nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Đã được nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó;
b) Đã được đánh giá rủi ro trong điều kiện cụ thể của quốc gia đó; trường hợp nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, sử dụng, sinh vật biến đổi gen còn phải bảo đảng đã được đánh giá rủi ro trong điều kiện cụ thể của Việt Nam;
c) Nước xuất khẩu đã thiết lập được cơ chế quản lý an toàn hữu hiệu đối với sinh vật biến đổi gen đó.
10. Điều kiện nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
l. Sản phẩm, hàng loá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích nghiên cứu phải tuân thủ các quy định tại Khoản l Điều 9 Quy chế này.
2. Sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Đã được nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó;
b) Đã được đánh giá rủi ro trong điều kiện cụ thể cửa quốc gia đó;
c) Nước xuất khẩu đã (thiết lập được cơ chế quản lý an toàn llữu hiệu đối với sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
d) Trường hợp giữa nước xuất khẩu và Việt Nam đã có văn bản công nhận lẫn nhau về sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, điều kiện nhập khẩu thì áp dụng theo văn bản đó.
ll. Thủ tục nhập khẩu
Việc nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu, ngoài ra còn phải thực hiện các thủ tục sau đây:
l. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu gửi văn bản xin nhập khẩu kèm theo các thông tin cấn thiết theo mẫu quy định tại Phụ lục I Quy chế này đến Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để dược xem xét;
2. Bộ. quản lý ngành, lĩnh vực xem xét hồ sơ và ra quyết định bằng văn bản về vấn đề an toàn trong nhập khẩu sinh vật biến đối gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen và thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường biết để cùng theo dõi.
Điều 12. Xuất khẩu
Việc xuất khẩu sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen ra nước ngoài phải tuân theo các quy định về xuất khẩu của pháp luật Việt Nam, của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Điều 13. Lưu giữ, vận chuyển
l. Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi lưu giữ, vận chuyển phải được đóng gói cẩn thận và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, không để xảy ra sự cố thất thoát trên đường vận chuyển; ghi và dán nhãn phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
2. Trường hợp vận chuyển trong nước, trước khi vận chuyển sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, chủ hàng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, trong đó nêu rõ các thông tin trên nhãn bao bì, nơi sản xuất, kho lưu giữ, phương pháp bảo quản, phương tiện vận chuyển, nơi xuất phát, nơi đến, các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển và thời hạn vận chuyển cụ thể.
3. Trường hợp vận chuyển quá cảnh sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen qua lãnh thồ Việt Nam mà phải bốc dỡ xuống cảng thì chủ hàng phải gửi văn bản với các thông tin cần thiết theo mẫu quy định tại Phụ lục I Quy chế này đến Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để được xem xét. Tổng cục Hải quan chỉ tiến hành các thủ tục có liên quan sau khi có ý kiến về an toàn sinh học của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với các sản phẩm, hàng hoá nói trên.
4. Trường hợp vận chuyển quá cảnh sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen qua lãnh thổ Việt Nam mà không bốc dỡ xuống cảng thì chủ hàng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình quá cảnh để xem xét, quyết định. Tổng cục Hải quan chỉ tiến hành các thủ tục có liên quan sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề này.
Chương V
ĐÁNH GIÁ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO
VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC
Điều 14. Đánh giá rủi ro
l. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen vào môi trường hoặc sản xuất, kinh doanh, sử dụng phải tiến hành đánh giá rủi ro nhằm xác định khả nàng xảy ra rủi ro do sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về vấn đề này.
2. Việc đánh giá rủi ro phải được tiến hành đúng theo các phương pháp khoa học kỹ thuật về đánh giá rủi ro đã được công nhận, theo các thông tin quy định tại Phụ lục I Quy chế này và các bằng chứng khoa học khác có liên quan.
3. Việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện dưới sự giám sát của một hay nhiều cơ quan khoa học chuyên ngành đã được Bộ quản lý ngành lĩnh vực công nhận về năng lực giám sát.
4. Kết quả đánh giá rủi ro được thể hiện trong báo cáo đánh giá rủi ro do tổ chức, cá nhân tiến hành đánh giá rủi ro lập nên theo mẫu quy định tại Phụ lục II Quy chế này.
Điều 15. Quản lý rủi ro
l. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khảo nghiệm, sản xuất kinh doanh, sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro .
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải có trách nhiệm giúp các tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro trong quá trình khảo nghiệm, ứng dụng sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen do họ tạo ra.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp rthằm phòng ngừa, phát hiện kịp thời các rủi ro để xử lý và khắc phục lậu quả rủi ro; khi để xảy ra rủi ro trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực biết để giải quyết.
Điều 16. Cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học
l. Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đã qua khảo nghiệm và đánh giá rủi ro, nếu đủ điều kiện về an toàn sinh học theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét để cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và đưa vào danh mục các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực nào cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thì có quyền thu hồi giấy chứng nhận đó.
2. Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được công nhận an toàn sinh học phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có nguy cơ gây độc tính hoặc dị ứng đối với sức khoẻ con người;
b) Không gây tác động xấu tới môi trường và đa dạng sinh học.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối của Chính phủ biết khi cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đủ điều .kiện nói trên.
Chương VI
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN SINH HỌC
Điều 17. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn sinh học đòi với các sinh vật biến đổi gen: sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
l. Xây dựng, ban hành chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về an toàn sinh học đổi với .các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
3. Thẩm định việc đăng ký khảo nghiệm, phóng thích, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; cấp, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép có liên quan tới an toàn sinh học của các đối tượng trên;
4. Đào tạo, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
5. Hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện các điểu ước quốc tế có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
6. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Điều 18. Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Là cơ quan đầu mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, có nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên phạm vi cả nước;
2. Xây dựng trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, cơ chế. chính sách, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến dối gen;
3. Tổ chức và chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa tác cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn minh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn góc từ sinh vật biến đổi gen;
4. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để đào tạo, tuyên truyền, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
5. Tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen; sản phầm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; làm đầu mối tham gia cơ chế trao đổi thông tin với quốc tế về vấn đề này;
6. Kiểm tra, thanh tra và xử l.ý các vi phạm có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Điều 19. Nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
2. Xây dựng trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
3. Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân các thủ tục, điều kiện cụ thể về đăng ký nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có liên quan đến các sinh vật biến đồi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Thẩm định, tuyển chọn, phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
4. Xây dựng và phát triển tiềm lực phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
5. Cung cấp thường xuyên thông tin, dữ liệu có liên quan tới sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối của Chính phủ về vấn đề này.
Điều 20. Nhiệm vụ của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Nhiệm vụ chung của các Bộ quản lý ngành, /ĩnh vực:
a) Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan chuyên ngành; xây dựng và phát triển năng lực các cơ quan giám định: đánh giá về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý,
b) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt dộng quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý;
c) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn ngành về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý;
d) Quy định trình tự, thủ tục và điều kiện tiến hành đánh giá rủi ro đối với hoạt động có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý;
đ) Chỉ định cơ quan khoa học chuyên ngành thực hiện việc giám sát quá trình đánh giá rủi ro đối với hoạt động có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý;
e) Thẩm định việc đăng ký khảo nghiệm, phóng thích, sản xuất, kinh doanh và sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi Bộ quản lý;
g) Thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen và lập danh mục các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi Bộ quản lý;
h) Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc phân vi Bộ quản lý;
i) Chỉ đạo việc xử lý, khắc phục rủi ro, sự cố đối với môi trường và sức khoẻ con người do các hoạt động có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra thuộc phạm vi Bộ quản lý;
k. Cung cấp các thông tin, dữ liệu có liên quan đến sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối của Chính phủ về vấn đề này.
2. Nhiệm vụ của một số Bộ cụ thể
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc ngành nông nghiệp và lâm nghiệp;
b) Bộ Thuỷ sản có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đồi gen thuộc ngành thuỷ sản;
c) Bộ Y tế có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc ngành y tế, về an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen sử dụng làm dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
d) Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sirth học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thuộc ngành công nghiệp.
Điều 21. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
l Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn sinh học dối. với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đồi gen tại địa phương;
2. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen tại địa phương;
3. Phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện đúng quy định đối với các hoạt động có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen tại địa phương;
4. Quy hoạch các vùng khảo nghiệm, sản xuất các sirth vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen tại địa phương;
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các hoạt động có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen tại địa phương.
Chương VII
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 22. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu
1. Trong hợp đồng nhập khấu sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen vào lãnh thổ Việt Nam, bên nhập khẩu phải yêu cầu bên xuất khẩu cam kết bồi thường khi có thiệt hại do sử dụng sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu của họ gây ra; cam kết đóng góp về kỹ thuật và tài chính để xử lý, khắc phục các hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người, môi trường và đa dạng sinh học ở nơi xảy ra rủi ro.
2. Trong trường hợp bên nhập khẩu không thoả thuận được với bên xuất khẩu về các biện pháp bảo đảm an toàn như đã quy định và cam kết bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố mà vẫn cố tình nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, nếu có rủi ro xảy ra do sử dụng sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu này, gây thiệt hại về sức khoẻ con người, môi trường, đa dạng sinh học, kinh tế, xã hội thì bên nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí cho việc xử lý, khắc phục hậu quá. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, cá nhân nhập khẩu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có những lội dung cần được bổ sung, sửa đổi, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
KT. THỦ TƯỚNG
Phó THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Phạm Gia Khiêm
Toàn văn
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học":
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG
---------
Số: 19/2001/QĐ-BKHCNMT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Hà nội ngày 11 tháng 06 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005
"Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học"
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
- Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
- Căn cứ Quyết định số: 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ chủ yếu và Danh mục các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005;
- Xét đề nghị của các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hóa", Mã số: KC.03 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2: Các Ông, Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ Vụ trưởng Kế hoạch, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(Đã ký)
Chu Tuấn Nhạ
|
PHỤ LỤC
Mục tiêu, nội dung chủ yếu của chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005
"Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học", Mã số: KC.04
(Kèm theo Quyết định số: 19/2001/ QĐ - BKHCNMT ngày 11 tháng 6 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
a. Mục tiêu:
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học làm cơ sở cho tiếp nhận, thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ sinh học.
- Phát triển các công nghệ cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu phát triển các công nghệ sản phẩm.
- áp dụng công nghệ sinh học hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp, y tế và xây dựng nền công nghiệp sinh học.
b. Nội dung chủ yếu:
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng (nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận).
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao phát triển công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học chăm sóc và bảo vệ cây trồng nông nghiệp (phân bón sinh học tổng hợp, thuốc sâu sinh học đa chức năng, KIT chẩn đoán bệnh cây trồng, công nghệ miễn dịch cho cây trồng).
- Nghiên cứu phát triển công nghệ chọn tạo giống vật nuôi, bảo tồn vốn gen và đa dạng sinh học bằng công nghệ sinh học (nghiên cứu kỹ thuật di truyền phân tử trong chọn tạo giống vật nuôi năng suất cao, công nghệ cloning, giống thuỷ sản sạch bệnh).
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm bảo vệ vật nuôi bằng kỹ thuật công nghệ sinh học (vac xin mới cho vật nuôi, KIT chẩn đoán bệnh vật nuôi và kháng sinh).
- Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm bằng công nghệ sinh học (công nghệ mới trong bảo quản nông sản bằng công nghệ sinh học, chế biến thứ phẩm nông sản làm thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản, thực phẩm thành hàng hoá giá trị cao cho người).
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất vac xin và chế phẩm sinh học mới phục vụ con người (vac xin mới thế hệ 2 cho người, chế phẩm y sinh học cho người, kỹ thuật ADN trong chẩn đoán hình sự, sinh phẩm chẩn đoán cho người).
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm môi trường (xử lý ô nhiễm chất thải rắn, lỏng đô thị và công nghiệp, xử lý dư lượng thuốc sâu trong đất và nước ngầm bằng công nghệ sinh học).
1.5.1.2. Các thành tựu về Công nghệ sinh học của Việt Nam
Trong những năm cuối của thể kỷ 20, công nghệ sinh học đã có bước phát triển vượt bậc trong việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành kinh tế, đặc biệt là nông-lâm-ngư nghiệp, y tế. Do nhận biết được tầm quan trọng có tính chiến lược của công nghệ sinh học, Chính phủ đã ra Nghị quyết 18 CP ngày 11/3/1994 về "Phát triển công nghệ sinh học đến năm 2010" và Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 04/3/2005 về việc "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đó là những Nghị quyết, Chỉ thị đúng đắn, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, dựa vào đó để xây dựng và đề ra những nội dung cụ thể nhằm phát triển công nghệ sinh học ở nước ta.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Khoa học và Công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án về công nghệ sinh học đã được triển khai và đã thu được những kết quả quan trọng:
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học, cho đến nay cả nước ta đã có gần 20 cơ sở đào tạo ngành công nghệ sinh học, gồm các chuyên ngành:
- Công nghệ sinh học trong nông-lâm-ngư nghiệp: Tập trung đào tạo công nghệ nuôi cấy mô, cấy truyền phôi tế bào động-thực vật, công nghệ gen, công nghệ chẩn đóan bệnh học phân tử;
- Công nghệ sinh học trong công nghiệp: Chế biến, sản xuất sinh khối, công nghệ enzym, protein để sản xuất axit amin, các peptid và protein đặc thù...;
- Công nghệ vi sinh: Các công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ sinh học, vắcxin thú y, các chế phẩm bảo vệ vật nuôi, các KIT chẩn đoán, công nghệ sản xuất kháng sinh mới;
- Công nghệ sinh học trong môi trường: Kết hợp các phương pháp công nghệ sinh học với các phương pháp truyền thống để xử lý môi trường;
- Công nghệ sinh học trong y tế: Công nghệ sản xuất vắcxin tái tổ hợp và chế phẩm y sinh học cho người.
Nhìn chung, các cơ sở đào tạo đã hình thành được đội ngũ giảng viên dạy các chuyên ngành của công nghệ sinh học và đội ngũ nghiên cứu công nghệ sinh học phục vụ cho công tác đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu chuyên ngành công nghệ sinh học được đào tạo bài bản còn rất thiếu, đặc biệt đội ngũ đầu đàn về công nghệ sinh học hầu hết đã lớn tuổi, trong khi đó đội ngũ cán bộ trẻ chưa kịp bổ sung.
Từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình đào tạo ở nước ngoài (90% là đào tạo trên đại học) tại các nước công nghiệp phát triển bằng nguồn vốn ngân sách. Mặt khác thông qua các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước về công nghệ sinh học, các chương trình hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã gửi nhiều cán bộ nghiên cứu công nghệ sinh học đi tham quan và thực tập ngắn hạn để có thêm điều kiện học tập thêm kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong nghiên cứu công nghệ sinh học.
Nguồn lực vật chất, kỹ thuật cho đào tạo và nghiên cứu công nghệ sinh học, đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới tập trung đầu tư nghiên cứu phục vụ đào tạo ở một số trường lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Đại học Cần Thơ... . Giúp các trường này có cơ sở vật chất hiên đại, các phòng thí nghiệm có thể thực hiện được các thực nghiệm về ADN tái tổ hợp, nuôi cấy tế bào động, thực vật, lên men qua các Bioreactor...Một số lớn các trường chưa được đầu tư những thiết bị cần thiết, thiết bị cũ, không chuyên, thậm chí phải dùng chung với các bộ môn khác. Các trường chưa có hệ thống phòng thí nghiệm thực tập môn học và xưởng thực nghiệm sản xuất về công nghệ sinh học. Điều này hạn chế rất lớn đến chất lượng đào tạo và tay nghề của sinh viên. Đối với cơ sở vật chất cho nghiên cứu, từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã đầu tư 5 Phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ) dành cho công nghệ sinh học:
(1) PTNTĐ về Công nghệ gen (khởi công 5/2001, hoàn thành 2004);
(2) PTNTĐ về Công nghệ tế bào thực vật (12/2001, hoàn thành 2006);
(3) PTNTĐ về Công nghệ tế bào động vật (6/2003, hoàn thành 2006);
(4) PTNTĐ về Công nghệ Enzym và Protein (9/2003, hoàn thành 2006);
(5) PTNTĐ về Công nghệ tế bào thực vật phía Nam (11/2004, hoàn thành 2007);
Mặt khác, để xây dựng được một mạng lưới các phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả đã được khẳng định, giải quyết cấp bách nhiệm vụ đặt ra đối với các bộ, ngành, địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang triển khai thực hiện theo hai hướng: Một là, hàng năm Bộ khoa học và Công nghệ phân bổ kinh phí để các bộ, ngành tăng cường trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm. Hai là, đối với địa phương, từ năm 1998 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư trên 30 phòng công nghệ tế bào thực vật cho các địa phương để triển khai những công nghệ đã được phổ cập như sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học. Mạng lưới các phòng thí nghiệm này là cơ sở thực nghiệm tính phù hợp của công nghệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương trước khi đưa ra sản xuất đại trà.
Các PTNTĐ dành cho công nghệ sinh học được trang bị hiện đại, cùng với mạng lưới các phòng thí nghiệm ở bộ, ngành và địa phương là tiềm lực hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu rất quan trọng. So với các nước trong khu vực, tuy còn khiêm tốn nhưng thể hiện sự quan tâm rất to lớn của Đảng và Nhà nước đối với ngành công nghệ sinh học còn non trẻ của chúng ta.
ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế -xã hội, nhiều công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ phôi, công nghệ sản xuất vắcxin thế hệ mới, công nghệ kháng sinh, công nghệ enzym, công nghệ vi sinh đã được nghiên cứu và ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, như: công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân nhanh giống cây trồng. Công nghệ vi sinh và công nghệ enzym trong sản xuất các loại phân bón sinh học, các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Đã sản xuất và đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật 7 chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật và 6 chế phẩm phân bón vi sinh vật đa chức năng vào danh mục phân bón Việt Nam. Các công nghệ sản xuất vắcxin, kháng sinh, KIT chẩn đoán, chế phẩm y sinh học cho người và công nghệ sản xuất kháng sinh đều đã được đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
Đã làm chủ một số công nghệ cơ bản, tạo ra các quy trình công nghệ phù hợp với đặc thù của Việt Nam và đưa vào thực tiễn, như các thành tựu về giải mã trên 100 gen đặc hữu và được ngân hàng gen quốc tế công nhận; tách chiết thành công ADN thi thể từ các mẫu hài cốt lâu năm (đây là công nghệ khó mà Mỹ đã sử dụng nhiều năm để xác định hài cốt lính Mỹ chết tại Việt Nam, song không chuyển giao cho ta) góp phần quan trọng trong việc xác định chính xác danh tính các liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến; thành công trong việc chuyển đổi giới tính các loài thuỷ sản để tạo đàn cá rô phi, tôm càng xanh toàn đực. Đã sản xuất được vắcxin tái tổ hợp như vắcxin Gumboro, tạo các giống lúa, thuốc lá, bông, khoai tây chuyển gien chống chịu sâu, bệnh và điều kiện bất lợi. Đã tạo được các chủng vi sinh vật mang các gien Amylase, glucosidase, acylase có năng suất cao hơn chủng thông thờng hàng chục lần để sản xuất các enzym công nghiệp, thành công trong công nghệ sản xuất phôi bò sữa cao sản, tạo được con gà khảm bằng công nghệ tế bào gốc mở ra triển vọng to lớn trong việc sản xuất các protein dược liệu quý, đây là một công nghệ mới mà chỉ có một số hãng dược phẩm xuyên quốc gia của các nước tiên tiến trên thế giới mới làm được. Đã tạo được các bộ KIT chẩn đoán bệnh cho người, cây trồng, vật nuôi, bệnh đốm trắng ở tôm, KIT nhận dạng cá thể người phục vụ chẩn đoán ADN trong công tác hình sự, que nhúng phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản nguy hại, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm. Đã tạo ra các protein tái tổ hợp có giá trị làm thuốc như Protein Tribakhin tái tổ hợp, Interferon tái tổ hợp có tác dụng chữa bệnh gan nhiễm virus.
Nhiều kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và hiệu quả kinh tế cao: thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vi sinh đa chức năng đã tiết kiệm cho nông dân hàng triệu đồng/ha canh tác/năm và góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện giống, công nghệ và xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nấm đã tạo ra nghề mới và công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn nông dân. Thành công trong công nghệ chuyển đổi giới tính và công nghệ nuôi cá rô phi sạch đã mở ra nghề mới (nghề nuôi cá rô phi xuất khẩu), hứa hẹn kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD/năm. Công nghệ này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng Đồng bằng Sông Hồng vì hiện nay chưa tìm được đối tượng thuỷ sản nước ngọt xuất khẩu nào thay thế.
Trong lĩnh vực chọn, tạo giống cây công nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng chú ý như: đã chọn được giống các loại cây nguyên liệu giấy, thuốc lá, bông, cây có dầu ngắn ngày và dài ngày. áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nuôi cấy mô, biến nạp gen, phục tráng mở rộng diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc Bộ, Thanh Hoá, KonTum. Phát triển thuốc lá vàng tại Cao Bằng, Tuyên Quang, các tỉnh miền Trung, Cao nguyên. Chọn tạo các giống bông lai triển vọng, giống lai theo cơ chế bất dục đực trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Duyên hải, vùng núi phía Bắc. Chọn tạo giống dừa năng suất cao, ổn định ở Nam Bộ, các biện pháp chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất các loại cây trồng: cây thuốc lá, cây bông, cây nguyên liệu giấy, cây có dầu... tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, giảm chi phí nhập ngoại, phục vụ tốt cho các ngành sản xuất phát triển.