Kinh phí đầu tư cho KH&CN
Kinh phí đầu tư cho KH&CN được cấu thành từ các nguồn sau:
>- Ngân sách nhà nước (NSNN),
>- Vốn của doanh nghiệp,
>- Vốn nước ngoài.
1.3.2.1. Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN
Trong 5 năm liên tục (kể từ năm 2000 đến năm 2004), ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho KH&CN đạt được 2% tổng chi NSNN và 3 năm liên tiếp (2002, 2003, 2004) đạt tương đương 0,52% GDP (xem Bảng 5 và Hình 1).
Bảng 5. Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN
Nội dung
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
Tổng chi KH&CN (tỷ đồng)(*)
|
1.885
|
2.322
|
2.814,7
|
3.180
|
3.727
|
Tỷ lệ chi cho KH&CN so với tổng chi NSNN (%)
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
Tỷ lệ chi KH&CN/GDP(%)
|
0,42
|
0,48
|
0,52
|
0,52
|
0,52
|
Ngân sách nhà nước dành cho hoạt động KH&CN năm 2004 là 3.727 tỷ đồng (bằng 2% tổng chi ngân sách nhà nước) tăng 17,2% so với năm 2003.
(*) Bao gồm cả chi cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, điều tra cơ bản và một số lĩnh vực khác.
Cơ cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN (xem Bảng 6) gồm:
· Kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH).
· Vốn đầu tư phát triển.
Bảng.6. Cơ cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN(theo giá hiện hành)
Nội dung
|
2003
|
2004
|
Giá trị
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Giá trị
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
SNKH
|
2.012
|
64,7
|
2.296
|
61,6
|
Vốn đầu tư phát triển
|
1.168
|
36,7
|
1.431
|
38,4
|
Tổng đầu tư
|
3.180
|
100
|
3.727
|
100
|
Đầu tư phát triển
Năm 2004, tuy tổng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN là 1.431 tỷ đồng (cao hơn năm 2003 là 263 tỷ đồng) nhưng chỉ có 425 tỷ đồng (chiếm 29,7% tổng số 1.431 tỷ đồng đầu tư phát triển cho KH&CN) được dành đầu tư cho các cơ quan KH&CN. Số kinh phí này được bố trí như sau:
- 173,7 tỷ đồng đầu tư cho 16 trên tổng số 17 Phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ) được tuyển chọn trong giai đoạn 2001-2005;
- Số còn lại là 251,3 tỷ đồng đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (XDCB) khác trong lĩnh vực KH&CN, trong đó tập trung cho các công trình nhóm B là các công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2004. Các công trình được đầu tư khởi công mới là các công trình thực sự cấp bách, theo định hướng phát triển KH&CN giai đoạn 2001-2005 và thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về điều lệ quản lý, đầu tư và xây dựng.
Nếu không tính các nội dung chi (từ số kinh phí 1.006 tỷ đồng của vốn đầu tư phát triển) do Bộ KH&ĐT phân bổ từ NSNN thì tổng đầu tư cho hoạt động KH&CN năm 2004 do Bộ KH&CN phân bổ chỉ đạt 1,65% trong tổng chi NSNN.
Kinh phí SNKH
Kinh phí SNKH được phân bổ cho hai khu vực:
+ SNKH Trung ương;
+ SNKH địa phương.
Tỷ lệ giữa đầu tư cho hoạt động KH&CN ở Trung ương và địa phương có thay đổi. Năm 2004, kinh phí dành cho KH&CN địa phương tăng lên gần 1% so với năm 2003. Mặc dù tỷ lệ này là khiêm tốn nhưng cũng thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước tới sự phát triển KH&CN của địa phương. ( xem trong Bảng 7 và hình 3.3).
Bảng .7. Phân bổ kinh phí SNKH Trung ương và địa phương
Năm
|
2003
|
2004
|
Khu vực
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Trung ương
|
1.536
|
76,3
|
1.732
|
75,4
|
Địa phương
|
476
|
23,7
|
564
|
24,6
|
Tổng
|
2.012
|
100
|
2.296
|
100
|
Kinh phí SNKH Trung ương
a- Cơ cấu kinh phí SNKH Trung ương
Kinh phí SNKH Trung ương bao gồm các nguồn sau:
+ Cấp từ NSNN là 1.680 tỷ đồng (tăng 219 tỷ đồng so với năm 2003);
+ Kinh phí thu hồi từ các nhiệm vụ KH&CN là 22 tỷ đồng (trong đó nguồn thu hồi cấp Nhà nước là 17 tỷ đồng; cấp bộ, ngành là 5 tỷ đồng);
+ Kinh phí từ nguồn viện trợ là 30 tỷ đồng.
b-Nội dung chi: (xem Bảng 8).
Bảng.8. Nội dung chi của kinh phí SNKH Trung ương
Nội dung chi
|
2003
|
2004
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Nhiệm vụ KH& CN cấp nhà nước
|
477,2
|
30,5
|
444,5
|
25,7
|
Các quỹ quốc gia (BVMT, Phát triển KH & CN)
|
120
|
7,6
|
150
|
8,6
|
Hộ trợ các nhiệm vụ Kh & CN cấp Bộ, ngành
|
938,8
|
61,9
|
1.137,5
|
65,7
|
Tổng cộng
|
1.536
|
100
|
1.732
|
100
|
b.1. Chi cho các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước
Phân bổ kinh phí SNKH Trung ương cho các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước được trình bày trong Bảng 9.
Bảng 9. Phân bổ kinh phí SNKH Trung ương cho các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước
Nội dung
|
2003
|
2004
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
10 chương trình KHCN
|
210
|
44,0
|
185
|
41,6
|
8 Chương trình KHCN
|
24
|
5,0
|
16,75
|
3,8
|
NCCB trong lĩnh vực KHTN
|
30
|
6,3
|
45
|
10,1
|
Đề tài độc lập cấp nhà nước và các nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước khác
|
55,73
|
11,7
|
75,9
|
17,1
|
Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập
|
53
|
11,1
|
29,35
|
6,6
|
Lưu giữ quỹ gen
|
8
|
1.7
|
8
|
1,8
|
Chương trình nông thôn miền núi
|
25
|
5,3
|
30
|
6,7
|
Nhiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài
|
26
|
5,4
|
26
|
5,9
|
Hộ trợ nghiên cứu của Doanh nghiệp theo Nghị định 119/CP
|
20
|
4,2
|
25
|
5,6
|
Chương trình 33 và nhiệm vụ BVMT
|
25,5
|
5,3
|
3,5
|
0,8
|
Tổng kinh phí
|
477,23
|
100
|
444,5
|
100
|
b.2 - Chi hỗ trợ nhiệm vụ cấp Bộ (xem bảng 10)
Bảng 10: Kinh phí chi hỗ trợ nhiệm vụ cấp Bộ
Nội dung
|
2003
|
2004
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
Kinh phí
(Tỉ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
Lương và hoạt động bộ máy của các cơ quan KH&CN
|
280,39
|
31,0
|
888,22
|
78,1
|
NCKH và các nhiệm vụ cấp Bộ khác
|
437,38
|
48,4
|
Tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp cho các tổ chức KH&CN
|
150
|
16,6
|
213,28
|
18,7
|
Nhập sách báo
|
17
|
1,9
|
17
|
1,5
|
Chi đoàn ra, đoàn vào, đóng niên liễm
|
19
|
2,1
|
19
|
1.7
|
Tổng kinh phí
|
903,77
|
100
|
1.137,5*
|
100
|
|
|
|
|
|
*Trong đó có 20 tỷ đồng để chi triển khai một số nhiệm vụ KHCN trọng điểm của địa phương.
Kinh phí SNKH địa phương
Năm 2004, kinh phí SNKH của các tỉnh, thành phố là 564 tỷ đồng, chiếm 24,6% tổng kinh phí SNKH, tăng 88 tỷ đồng so với năm 2003
a- Cơ cấu kinh phí SNKH địa phương
Kinh phí SNKH địa phương năm 2004 vẫn duy trì 1% tổng chi ngân sách của địa phương. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố còn được cấp một phần kinh phí từ nguồn kinh phí SNKH Trung ương để triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước như các dự án thuộc Chương trình nông thôn, miền núi, các dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước,...
b- Nội dung chi:
Kinh phí SNKH địa phương chủ yếu dành cho các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển (bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu KHXH, các đề tài thực nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm và các đề án áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất), thông tin KH&CN, tiêu chuẩn- đo lường-chất lượng (TC-ĐL-CL), hợp tác quốc tế, đào tạo, thanh tra, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN... Trong đó, phần kinh phí chi cho nhiệm vụ NCPT chiếm tỉ lệ cao nhất là 67,3% tổng kinh phí SNKH địa phương, tỉ lệ này cao hơn năm 2003 là 1% (xem bảng 11).
Bảng 11. Phân bổ kinh phí cho KH&CN từ ngân sách địa phương (tỷ lệ %)
Nội dung
|
2003
|
2004
|
Nhiệm vụ NCPT
|
66,3
|
67,3
|
Thông tin TC - ĐL- CL, SHCN, HTQT, thanh tra, đào tạo...
|
17,1
|
32,7
|
Tăng cường năng lực nghiên cứu của các Tổ chức KHCN
|
6,3
|
Quản lý KHCN cấp huyện, xã
|
3,1
|
CNTT
|
|
Hai nhiệm vụ này đã tách ra khỏi nội dung chi của kinh phí SHCN do chức năng, nhiệm vụ đã chuyển sang bộ, ngành khác
|
Quản lý Nhà nước về BVMT
|
7,2
|
Tổng
|
100
|
|
Theo số liệu báo cáo của 52 tỉnh, thành phố, tổng kinh phí KH&CN được UBND tỉnh, thành phố duyệt là 377,4 tỷ đồng (không tính kinh phí cho công nghệ thông tin, kinh phí chi lương và hoạt động bộ máy của Sở KH&CN), chỉ bằng 89,4% số kinh phí do Nhà nước giao theo kế hoạch. Trong đó:
- 8 tỉnh, thành phố (chiếm 15,4%) phê duyệt kinh phí cho hoạt động KH&CN bằng hoặc cao hơn mức kinh phí Nhà nước cân đối qua ngân sách địa phương;
- 44 tỉnh, thành phố (chiếm 84,9%) phê duyệt kinh phí cho hoạt động KH&CN thấp hơn Nhà nước giao theo kế hoạch.
1.3.2.2. Kinh phí đầu tư cho KH&CN trong các doanh nghiệp
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, ước tính gần 200.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bước đầu nhận thức được sự cần thiết phải đầu tư cho đổi mới công nghệ để duy trì tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Theo số liệu điều tra từ 7.232 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp do Tổng cục thống kê thực hiện năm 2002, số doanh nghiệp đầu tư vốn cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ là 444 doanh nghiệp, chiếm 6,14%. Trong đó có 40,9% DNNN, 5,9% doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 53,1% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư cho KHCN chia theo các nguồn như sau:
Bảng 12. Nguồn kinh phí đầu tư cho KH&CN khu vực doanh nghiệp
Nguồn kinh phí
|
Tỷ lệ (%)
|
Từ NSNN
|
5,40
|
Từ doanh nghiệp
|
30,20
|
Từ nguồn nước ngoài
|
0,01
|
Từ các nguồn khác
|
64,39
|
Tổng
|
100
|
Cơ cấu nguồn vốn của từng loại hình doanh nghiệp rất khác nhau. Nguồn vốn NSNN được phân bổ chủ yếu cho DNNN nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp so với nguồn vốn khác và nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Trong tổng số vốn đầu tư đầu tư cho hoạt động KHCN của các doanh nghiệp chỉ có 8% cho nghiên cứu khoa học, phần dành cho đổi mới công nghệ chiếm tỉ lệ rất cao (92%) chủ yếu là đổi mới trang bị kỹ thuật với phần không nhỏ là nhập máy móc-thiết bị từ nước ngoài. Còn việc nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ và sản phẩm chưa được coi trọng. Nếu so với doanh thu thì tỷ lệ đầu tư cho NCKH/doanh thu của 444 doanh nghiệp trên chỉ đạt 0,26%.
Bảng 13. Cơ cấu đầu tư cho NCPT và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Nội dung đầu tư
|
Tỷ lệ (%)
|
NCPT
|
8%
|
Đổi mới công nghệ
|
92%
|
Tồng
|
100%
|
Ngoài ra, từ năm 2002, theo Nghị định 119/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đều được xem xét và tham gia xét chọn để được nhận hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ với tiêu chí như sau:
- Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới theo những lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước.
>->Doanh nghiệp phải đầu tư 70% tổng kinh phí thực hiện đề tài. Nhà nước xem xét đầu tư 30% tổng kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài.
Năm 2004, Nhà nước dành 25 tỷ đồng (tăng 5 tỷ đồng so với năm 2003), trong đó dành 6,94 tỷ đồng cho 26 đề tài chuyển tiếp và 18,06 tỷ đồng cho 36 đề tài mới.
1.3.2.2. Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ các nguồn nước ngoài
Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ nguồn nước ngoài được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:
>->Kinh phí đối ứng của đối tác nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư song phương hay đa phương;
>->Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
>->Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hiện nay, kinh phí đầu tư cho KH&CN từ các nguồn nước ngoài chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, năm 2004, kinh phí từ NSNN chi cho các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài là 26 tỷ đồng (đây là vốn đối ứng của Việt Nam theo những nội dung thực hiện trong các Nghị định thư song phương và đa phương).