Tháng 6/2008 nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối phó với những khó khăn, thách thức; nhưng nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên tình hình kinh tế- xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2008 có những diễn biến tích cực, cụ thể:
(1) Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,5%; Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6 ước tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2007; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 6 ước tăng 2% so với tháng 5, tính chung 6 tháng tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007.
(2) Hoạt động xuất nhập khẩu: Tính đến hết tháng 6 năm 2008, tổng kim nghạch xuất khẩu ước đạt 29,7 tỷ USD tăng 31,8% ( tốc độ tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua) và nhập khẩu ước đạt 44.47 tỷ USD, tăng 60,3%. Nhập siêu 6 tháng ước bằng 49,8% kim nghạch xuất khẩu. Tốc độ nhập siêu được kiềm chế giảm dần qua các tháng ( nhập siêu tháng 6: 1,3 tỷ USD, giảm so với tháng 5 là 1,55 tỷ USD và chỉ bằng 46,7% so với tháng 5).
(3) Cân đối cung cầu hàng hóa được đảm bảo: Về tổng thể, cung cầu hàng hóa cân đối, không để xảy ra tình trạng thiếu vật tư, hàng hóa thiết yếu.
(4) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tăng cao: 6 tháng đầu năm 2008, cả nước có 487 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 30,9 tỷ USD, tăng 3,2 lần so với cùgn kỳ năm 2007; vốn đầu tư thực hiện đạt 4,9 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2007.
(5) Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 2,14%, 6 tháng đầu năm 2008 tăng 18,44% so với tháng 12/2007 (so với cùng kỳ năm 2007 tăng 26,8 %). Tốc độ tăng tháng 6 đã có xu hướng giảm.
Bên cạnh những kết quả trên, kinh tế vĩ mô vẫn còn những khó khăn nhất định: Sản xuất công nghiệp mặc dù phát triển theo hướng tiến bộ nhưng chưa ổn định; Cán cân thương mại vẫn thâm hụt ở mức cao; Chỉ số giá tiêu dùng tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao.
II. KẾT QUẢ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ
1.Về chính sách thuế:
(i) Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu góp phần giảm nhập siêu các mặt hàng: ô tô du lịch, linh kiện phụ tùng ô tô, quạt điện, điều hòa, máy làm lạnh, đồ điện tử, điện thoại di động, mỹ phẩm, vàng, xì gà, thuốc lá các loại với mức tăng từ 0,5% đến 15% so với mức thuế suất cũ.
(ii) Điều chỉnh giảm thuế một số mặt hàng góp phần bình ổn giá: nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không ( nhiên liệu phản lực) từ 15% xuống 5% và 0%; Clinker từ 10% xuống 0%.
(iii) Tăng thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên để hạn chế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đối với một số loại khoáng sản kim loại vì đây là nguồn tài nguyên không tái tạo.
2.Về chính sách tài khóa, kiểm soát chi tiêu:
Thứ nhất: Phấn đấu tăng thu, ngân sách nhà nước đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi cần thiết thao dự toán được giao. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước bằng 60,6% dự toán được giao. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước bằng 51,8% dự toán, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng bằng 16,37% dự toán được giao.
Thực hiện giữ ổn định, không tăng tổng mức vốn đầu tư, không bổ sung kinh phí chi thường xuyên đã được duyệt. Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực. Không ứng vốn cho các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan đã bố trí trong năm 2008 nhưng chưa khởi công và các dự án thuộc các Bộ, nghành, địa phương trong danh mục nhưng chưa thực hiện rà soát, sắp xếp lại vốn đầu tư.
Thứ hai: Thực hiện cắt giảm chi ngân sách nhà nước bao gồm cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và trái phiếu công trình giao thông, thủy lợi.
- Về tiết kiệm chi thường xuyên: Theo báo cáo của các Bộ, nghành, các địa phương, đến ngày 23/6/2008 đã có 68/71 Bộ, cơ quan Trung ương, 60/64 địa phương báo cáo về Bộ Tài chính, tổng số tiền tiết kiệm dự kiến đạt 2.558 tỷ đồng ( các Bộ, cơ quan Trung ương: 637 tỷ đồng, địa phương: 1.921 tỷ đồng) bằng 73,8% chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
- Về thực hiện sắp xếp lại, giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ:
+ Theo báo cáo của các Bộ, nghành, các địa phương, tính đến ngày 23/6/2008: tổng số các dự án đình hoãn, ngừng triẻn khai và giản tiến độ:1,213 dự án so với tổng số vốn trong nước là:3.279 tỷ đồng.
+ Đối với nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ đã cắt giảm 9.374 tỷ đồng bằng 25% so kế hoạch đầu tư năm 2008 là 37.000 tỷ đồng.
Thứ ba: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo an sinh xã hội
Đến nay, ngân sách trung ương đã cấp trên 5.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội (trong đó, chi hỗ trợ cho người dân khắc phục thiên tai, dịch bệnh trên 575 tỷ đồng, chi hỗ trợ phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân 4.425 tỷ đồng); dự kiến cả năm chi khoảng 14.880 tỷ đồng.
3. Về công tác điều hành giá cả, kiểm tra, kiểm soát thị trường:
- Triển khai quyết định của Chính phủ đến hết tháng 6/2008 không tăng giá và giữ ổn định giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu.
- Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, tăng cường kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá, cơ quan thuế và hải quan đã xử lý 6.012 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 221 tỷ đồng.
4. Về chính sách tiền tệ, chứng khoán:
- Về chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành theo hướng thắt chặt: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu đã được tăng lên. Tỷ giá đã điều chỉnh lên 16.850 VND/USD với biên độ duy trì ở mức +_ 2%.
- Về chứng khoán:
+ Điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu theo hướng nới lòng biên độ giá từ 2% lên 3% ( Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) và từ 3% lên 4% ( Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội); Giảm phí giao dịch cổ phiếu.
+ Thực hiện niêm yết một số loại cổ phiếu mới ( trong tháng 6 là 8 doanh nghiệp và 6 tháng đầu năm là 46 doanh nghiệp) và tổ chức đâư giá cho 31 doanh nghiệp cổ phần hóa nhằm tạo hàng hóa mới cho thị trường;
+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc kéo giãn thời hạn giải chấp cầm cố.
III. CÁC KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP:
Trong 6 tháng cuối năm 2008, Bộ tài chính đac kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, nghành, địa phương thực hiện quyết liệt các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã đề ra nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, cân đối hàng hóa và đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể là:
(1)Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cân đối cugn càu hàng hóa, dịch vụ.
(2)Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt.
(3)Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ theo hướng tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, rà soát giảm chi đầu tư. Rà soát các dự án do các doanh nghiệp nhà nước triển khai đầu tư.
(4)Đẩy mạnh xuất khẩu, đi đôi với kiểm soát và cơ cấu lại hàng hóa nhập khẩu, áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm nhập siêu.
(5) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá vật tư đầu vào của sản xuất. Thực hiện kiểm soát việc kê khai giá, đăng ký giá. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ tăng giá bất hợp lý.
(6)Triển khai đầy đủ và có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội.
(7) Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa các Bộ, nghành và địa phương; khắc phục những hạn chế và yếu kém trong quản lý, điều hành.
(8)Đẩy mạnh hơn công tác thông tin cho các tổ chức quốc tế, các nhà đẩu tư nước ngoài và nhân dân trong nước./.
BỘ TÀI CHÍNH